Chuyện làng kể dưới mái đình
Đình Diệc dãi dầu mưa nắng hơn trăm năm, không gian bị xâm lấn, ngôi đình đang xuống cấp.
Ngôi đình được nhắc tới chính là đình làng Diệc, xã Tân Hòa, huyện Hưng Hà. Các bậc đại lão ở làng kể, ngôi đình được dựng lên cách ngày nay hơn trăm năm, vậy mà nay, nhìn ngắm những mảng chạm khắc tinh xảo trong ngôi đình, người xem vẫn cảm nhận được bối cảnh của những dáng rồng (biểu tượng của vua chúa) phải khoác áo lửa hoặc chìm ngập trong lửa, những ngọn lửa bốc lên hừng hực, ẩn dụ như muốn nuốt trôi thế lực áp bức. Lửa túa lên như những ngọn giáo mác, gợi cho người xem hậu thế thấy rõ quá khứ một thời binh đao khói lửa, giành giật quyền lực, đồng thời tái hiện các cuộc nổi dậy của người dân đoàn kết đứng lên lật đổ ách phong kiến. Những mảng chạm khắc còn ẩn chứa hàm ý chỉ chế độ phong kiến suy tàn, triều đình hỗn loạn, tiểu nhân nổi dậy, hạ thần nhăm nhe chiếm ngôi vị, đoạt tỉ ấn, tiểu nhân cưỡi trên đầu trượng phu... được thể hiện tinh xảo qua các tác phẩm điêu khắc như cảnh rồng, hổ giao tranh kịch liệt, chim sẻ cưỡi trên đầu đại bàng, khỉ túm râu, móc lấy ngọc quý trong miệng rồng... những cách mô tả táo bạo đồng thời phê phán, cảnh báo chế độ phong kiến đang đến bờ vực suy tàn. Những bức chạm trang trí trong đình có đủ các loại linh thú: rồng bay, phượng múa, li chầu, rùa đội lá sen quấn quyện trong các khóm trúc, mai được cách điệu thành những hình rồng mềm mại đồng thời được tô điểm thêm những loại hoa thơm quả ngọt như hồng, lựu, đào, nho... tạo nên một bức tranh sống động.
Ðiều còn lại trong tâm khảm người dân Tân Hòa đối với công trình kiến trúc đình làng Diệc không phải ở quy mô lớn hay nhỏ mà lại là tính mỹ thuật kiến trúc và độ bền vững. Ðình Diệc là một trong những ngôi đình quý còn tồn tại trên đất Thái Bình. Bí quyết làm cho kiến trúc đình Diệc vừa đẹp lại vừa khỏe, không chỉ là vật liệu gỗ to, gỗ tốt, đá cứng hay gạch già mà chính là sự tính toán xây dựng (theo cách tính dân gian của các nghệ nhân đời xưa) cả về hình học, vật lý, cả về mỹ thuật và cả về kỹ thuật thi công xây dựng. Ðó là cái tài về tính lực nén của bộ mái nặng hàng chục tấn và các lực khác tác dụng vào như gió, bão... để rồi phân phối đều cho toàn bộ kiến trúc. Từ đó tạo cho kiến trúc một thế cân bằng. Ngoài chân móng và cột, các cột trọng tâm phải chịu lực nhiều hơn, các bộ phận khác phải chịu một lực nhất định, tương xứng với chức năng của nó. Các xà ngang, xà dọc giằng lấy nhau hút lực đưa về ngọn cột, để cột chịu lực là chính. Trong cách thi công đình Diệc, vì thách đố tài của nhau, hai tốp thợ đã dùng cách tính dân gian ước lệ nhưng vẫn bảo đảm độ chính xác tuyệt đối và độ chịu lực để ngôi đình bền vững với thời gian.
Nét chạm lõng, bong kênh tinh hoa nghề mộc làng Diệc cần lưu giữ và phát triển.
Câu chuyện về hai tốp thợ mộc làm đình được kể dưới mái đình xuyên qua hai thế kỷ là sự chuyển tiếp mạch ngầm quốc hồn, quốc túy của dân tộc. Xa hơn về trước, Thái Ðường - Tiến Ðức (Hưng Hà) là nơi được chọn để xây tông miếu nhà Trần, địa linh nơi đây phát tích đã hun đúc lên nguyên khí nhà Trần - một triều đại phong kiến phát triển rực rỡ trong lịch sử, ba lần phá tan đội quân Nguyên Mông tàn bạo, giữ yên bờ cõi. Chính sử còn ghi đại ý là: Quân Nguyên - Mông hung tàn đã nhiều lần tìm đến tông miếu Thái Ðường đào bới, đập phá nhằm cắt đứt nguồn nguyên khí của vương triều. Chúng đã tàn phá không chút gợn lòng trắc ẩn đối với các công trình kiến trúc lăng tẩm Trần triều và chúng cũng đã gánh chịu đòn trừng phạt quyết liệt của nhân dân Ðại Việt, âu cũng là quả báo. Năm Mậu Tý (1288), vua Trần Nhân Tông và Thượng Hoàng đã về phủ Long Hưng, đem theo bọn tướng tá giặc đã bắt được như Tích Lệ Cơ, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Ðường Ngột Ðãi, Mai Thế Anh, Sầm Ðoạn, A Thai, Ðiền nguyên soái... để hiến tiệp trước bàn thờ của vua Trần Thái Tông, người anh hùng của cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1258. Ðứng trước tòa lăng của người ông anh hùng mà quân giặc đã đào bới, tàn phá man rợ hòng xóa đi dấu tích linh thiêng tông miếu nhà Trần oai hùng, đến nỗi mấy con ngựa đá (linh vật coi sóc tông miếu) cũng phải nghiêng ngả lấm bùn. Vị Hoàng đế anh hùng, nhà quân sự thiên tài Trần Nhân Tông không ngăn nổi xúc cảm đã thốt lên hai câu thơ, mãi mãi thể hiện tấm lòng nhân hậu ngay cả với vật vô tri (như ngựa đá) của một con người vừa ra khỏi khói lửa của chiến tranh, cùng niềm tin mãnh liệt vào sự trường tồn vĩnh viễn của dân tộc:
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu
Dịch là:
(Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Giang sơn một thuở vững âu vàng)
Vương triều Trần là vương triều phát triển rực rỡ, các vua Trần đều rất coi trọng đời sống tâm linh, tông tổ và cũng vì thế mà người dân Hưng Hà và vương triều thời đó dồn nhiều công sức, tiền bạc xây dựng đình chùa, tạo dựng những kiến trúc độc đáo thể hiện ý thức tự chủ, tự cường, chống lại thế lực đồng hóa nham hiểm ngoại bang.
Tự nhiên không ban tặng cho Thái Bình nguồn tài nguyên để làm giàu, nhưng "tạo hóa" trao cho con người nơi đây bản lĩnh phi thường, chất sống giàu tình cảm. Trải nghìn năm chống chọi giặc dã thiên tai, giữ đất, mở làng, những thế hệ tiền bối và nghệ nhân làng nghề ở Thái Bình đã để lại cho con cháu hậu thế những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá, đáng kể đến là những chùa chiền, miếu mạo, trong đó còn lưu giữ nguồn sử liệu vô giá. Ðình Diệc đã dãi dầu nắng mưa trên mảnh đất sinh ra những nghệ nhân làng Diệc chuyên nghề thợ mộc làm đình. Giờ ngôi đình già nua đang đứng trước nguy cơ xuống cấp trầm trọng. Khuôn viên đình bị xâm lấn, ao đình bị vùi lấp, cảnh quan bị xâm hại càng làm cho diện mạo và thể chất ngôi đình trơ trọi, cô liêu, rất cần sự chung tay của cộng đồng góp công sức, tôn tạo ngôi đình vốn là dấu tích nức tiếng của làng mộc.
Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Bí thư Ðảng ủy xã Tân Hòa, Hưng Hà | Ðình Diệc là công trình kiến trúc độc đáo của người làng Diệc dựng lên cách ngày nay hơn một trăm năm. Các nghệ nhân đã khéo tạo nên các mảng chạm khắc công phu. Bí quyết làm đình có nguy cơ mai một do lớp nghệ nhân già đi, lớp trẻ bỏ quê đi làm ăn xa. Ðình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, tuy nhiên, thời gian trôi đi, kinh phí tôn tạo không có, đình ngày một xuống cấp, rất cần sự quan tâm của các cấp chính quyền nhằm tôn tạo, trùng tu một di sản văn hóa cho đời sau. |
Ông Dương Bá Sến, cán bộ hưu trí làng Diệc | Ðình Diệc là niềm tự hào của chúng tôi, quê hương tôi có làng nghề nổi tiếng một thời. Ngôi đình là biểu tượng bất diệt của tinh hoa làng mộc, nhìn ngôi đình xuống cấp, bị xâm lấn không gian, chúng tôi xót xa lắm. Chỉ mong sao có nguồn kinh phí lớn tu sửa ngôi đình và cảnh quan cho muôn đời sau. |
Anh Nguyễn Cao Luật, Ủy viên Thường vụ, Ban Chấp hành Ðoàn Thanh niên xã Tân Hòa | Lớp thanh niên chúng tôi luôn tự hào về truyền thống làng nghề với những nghệ nhân có tay nghề cao về nghề mộc. Chúng tôi mong muốn nghề mộc tinh hoa làng Diệc vẫn được duy trì và phát triển, trong đó ngôi đình làng Diệc là chứng nhân lịch sử ghi dấu son về một thời hào hùng của làng quê tôi nói riêng và tỉnh nhà nói chung được tôn tạo, giữ gìn cho muôn đời. |
Quang Viện
Tin cùng chuyên mục
- Làng quê thu nhỏ qua từng góc tiểu cảnh 25.03.2025 | 15:07 PM
- Đưa múa rối nước đến gần hơn với thế hệ trẻ 16.03.2025 | 09:59 AM
- Mâm cúng Thần Tài 2025 gồm những gì? 07.02.2025 | 08:43 AM
- Đưa học sinh trở về với tết cổ truyền 26.01.2025 | 09:39 AM
- Táo quân 2025 sẽ đến trong đêm Giao thừa năm nay! 26.12.2024 | 10:56 AM
- Đêm Gala “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn”: Đoàn kết là sức mạnh 21.12.2024 | 09:16 AM
- Vũ Thư tổ chức đêm hội hoa đăng tưởng niệm 1.008 năm ngày Thánh đản (1016 - 2024) 17.10.2024 | 10:47 AM
- Khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 09.10.2024 | 21:15 PM
- Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024 16.09.2024 | 21:16 PM
- Thiếu Văn Sơn - Chân dung một người cầm bút 03.06.2024 | 17:14 PM
Xem tin theo ngày
-
Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải
- Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh
- Chuẩn bị tốt các điều kiện để khởi công Dự án cao tốc CT.08; Khu công nghiệp Hưng Phú; Lễ động thổ dự án Nhà máy sản xuất ô tô GEL-O&J