Thứ 5, 02/05/2024, 13:40[GMT+7]

Lễ hội đầu năm Nơi sinh hoạt cộng đồng hấp dẫn

Thứ 5, 19/04/2012 | 13:51:53
1,494 lượt xem
Trong những năm gần đây, do nhu cầu của đời sống xã hội, trên cơ sở của đời sống kinh tế, đời sống văn hóa ở cơ sở được nâng cao, các lễ hội truyền thống được phục hồi góp phần phát huy di sản văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Múa Lân ngày hội. Ảnh: Hữu Dụng (thành phố)

Thái Bình hiện có hơn 400 lễ hội, với trên 200 lễ hội được phục hồi và tổ chức định kỳ hàng năm, hầu hết các lễ hội đều là lễ hội dân gian (truyền thống), lễ hội tôn giáo, các lễ hội này do cấp huyện, xã quản lý và tổ chức. Lễ hội hoạt động theo đúng quy định của Nhà nước và phát huy vai trò chủ thể, năng lực sáng tạo của nhân dân, làm phong phú thêm các giá trị văn hóa - tín ngưỡng truyền thống của các cộng đồng dân cư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, quảng bá du lịch và hình ảnh của Thái Bình. Các lễ hội năm nay số lượng người tham dự đông, công tác tổ chức và quản lý đã có nhiều chuyển biến tích cực.

 

Trong những năm gần đây, do nhu cầu của đời sống xã hội, trên cơ sở của đời sống kinh tế, đời sống văn hóa ở cơ sở được nâng cao, các lễ hội truyền thống được phục hồi góp phần phát huy di sản văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Thái Bình hiện có hơn 400 lễ hội, với trên 200 lễ hội được phục hồi và tổ chức định kỳ hàng năm, hầu hết các lễ hội đều là lễ hội dân gian (truyền thống), lễ hội tôn giáo, các lễ hội này do cấp huyện, xã quản lý và tổ chức. Lễ hội hoạt động theo đúng quy định của Nhà nước và phát huy vai trò chủ thể, năng lực sáng tạo của nhân dân, làm phong phú thêm các giá trị văn hóa – tín ngưỡng truyền thống của các cộng đồng dân cư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, quảng bá du lịch và hình ảnh của Thái Bình. Các lễ hội năm nay số lượng người tham dự đông, công tác tổ chức và quản lý đã có nhiều chuyển biến tích cực.

 

Theo tổng hợp của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, từ tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch, trên địa bàn toàn tỉnh diễn ra trên 200 lễ hội. Tại các lễ hội có phạm vi ảnh hưởng lớn như lễ hội đền Trần, đền Tiên La (Hưng Hà), chùa Keo (Vũ Thư), đình – đền – bến Tượng A Sào và đền Ðồng Bằng (Quỳnh Phụ) được đầu tư công phu và tổ chức các nghi thức theo đúng quy định, kết hợp hài hóa giữa yếu tố thiêng của lễ và không khí tưng bừng của hội:

 

Phần lễ: Tại các lễ hội, các nghi lễ được tổ chức trang nghiêm và gắn với lich sử của từng di tích. Ðể từng bước chấn chỉnh những biểu hiện lệch lạc về nghi lễ tại các lễ hội và phát huy tinh thần chỉ đạo của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch về việc giao lại việc tổ chức lễ hội dân gian cho địa phương, hầu hết các lễ hội của tỉnh đã được bố trí hợp lý để khơi dậy niềm tự hào truyền thống, phản ánh các sự kiện lịch sử, đời sống kinh tế – văn hóa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của mỗi làng quê nói riêng và của nhân dân Thái Bình nói chung như cụm di tích đình – đền – bến Tượng A Sào (Quỳnh Phụ) trong phần nghi lễ được giao cho các cụ bô lão trong làng, xã tổ chức để khắc họa sâu sắc sự kiện lịch sử.

 

Phần hội: Với nhiều trò chơi dân gian như thi bơi chải, đua thuyền giữa các giáp trong làng, thi nấu cơm, thi ném pháo đất, đấu vật đô... kết hợp với nhiều hoạt động văn hóa thể thao hiện đại nhằm tôn vinh di sản văn hóa được tổ chức với quy mô ngày càng lớn đã khơi dậy được các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống, các làng nghề, nghề truyền thống được khôi phục đã thu hút khách thập phương đến tham gia.

 

Tại các lễ hội đã thành lập ban chỉ đạo, ban tổ chức để giám sát, điều hành nội dung lễ hội và quản lý các hoạt đông diễn ra trong lễ hội. Ban tổ chức các lễ hội đều đã có các phương án đảm bảo an ninh trật tự, giải tỏa lều quán lấn chiếm, sắp xếp hàng quán khoa học, gọn gàng; xây dựng các bến bãi đỗ xe, tổ chức trông giữ phương tiện cho khách, đảm bảo giao thông, trật tự an toàn xã hội, đã hạn chế tối đa tình trạng ách tắc giao thông, không có lễ hội nào để xảy ra tai nạn, cháy nổ, vấn đề vệ sinh môi trường, y tế trong lễ hội được chú trọng. Giá cả dịch vụ được quản lý, giảm thiểu việc tăng giá tùy tiện, thương mại hóa lễ hội. Ban tổ chức lễ hội đã hướng dẫn nhân dân đặt tiền lễ đúng nơi, đúng chỗ, bố trí lực lượng thu gom kịp thời; chấn chỉnh việc nhân danh xã hội hóa lễ hội nhằm mục đích tư lợi và các hoạt động cờ bạc, mê tín dị đoan.

 

Lượng du khách tham gia lễ hội đầu năm nay có xu hướng tăng như Chùa Keo đã đón gần 2 vạn lượt người, Ðền Trần – Tiến Ðức (Hưng Hà) hơn 8 vạn lượt người, đặc biệt cụm di tích đình – đền – bến Tượng A Sào (Quỳnh Phụ) lần đầu tiên tổ chức đã đón hơn 2 vạn lượt người về dâng hương tưởng niệm Ðức Thánh Trần... Một số lễ hội như lễ hội chùa Phượng Vũ, chùa Thượng – chùa Hội (Vũ Thư), đền Hét, đền Huệ (Thái Thụy), hội làng La Vân, làng Phụng Công (Quỳnh Phụ)... Ý thức của nhân dân khi tham gia lễ hội đã tự giác chấp hành các quy định của Ban Tổ chức, nếp sống văn minh đã được thực hiện tiến bộ hơn các năm trước. Ðặc biệt là hiện tượng đốt đồ mã giảm đáng kể so với những năm trước.

 

Các địa phương tổ chức lễ hội dựa vào nội lực là chính, phần lớn kinh phí tổ chức lễ hội đều do nhân dân và du khách thập phương tự nguyện đóng góp và tiến cúng, trong nhiều lễ hội số tiền lên đến hàng tỷ đồng đã được xã sử dụng để trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, bảo tồn các phong tục tập quán ở địa phương. Nhìn chung, các lễ hội diễn ra trong không khí vui tươi, lành mạnh, an ninh trật tự được đảm bảo, giảm thiểu tối đa các hiện tượng mê tín dị đoan... tất cả đều tỏ lòng thành kính khi tham gia lễ hội.

 

Ngọc Hoa

(Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

 

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày