Nông dân Hưng Hà: Tận dụng tiềm năng của địa phương để phát triển kinh tế
Men theo triền đê sông Luộc, chúng tôi tìm đến trang trại nuôi cá lồng của gia đình anh Nguyễn Văn Đình, thôn Ngũ Đông, xã Điệp Nông. Gia đình anh là hộ nuôi cá lồng nhiều nhất xã với khoảng 10 vạn con, chủ yếu là cá trắm, cá lăng, cá chép giòn... Nhận thấy sông Luộc chảy qua địa bàn xã có nguồn nước sạch, lại có thể nuôi cá với mật độ dày, lớn nhanh, chất lượng thịt ngon, năm 2014 anh đã mạnh dạn đầu tư làm 20 lồng nuôi cá trên sông để phát triển kinh tế. Nhờ nắm bắt được thị trường và áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi nên hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần nuôi cá trong ao. Đến nay anh Đình đã mở rộng lên 37 lồng.
Anh Đình cho biết: Lợi thế lớn nhất của nuôi cá lồng trên sông chính là nguồn nước luôn động, ít bị ô nhiễm nên có thể thả các loại cá với mật độ cao để tận dụng mặt nước, đồng thời nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào hơn so với nuôi nội đồng nên cá lớn nhanh và ít bị bệnh. Nuôi cá lồng trên sông mang lại hiệu quả kinh tế cao song vốn đầu tư ban đầu lớn, rủi ro cao, do đó tôi luôn phải nắm chắc kỹ thuật nuôi cũng như áp dụng tốt biện pháp phòng, chống thiên tai, bảo vệ an toàn cho cá ngay từ đầu vụ.
Mỗi năm anh Đình xuất bán 70 - 80 tấn cá các loại, cho thu nhập gần 1 tỷ đồng. Riêng từ đầu năm 2024 đến nay, anh đã xuất bán 10 tấn cá, thu lãi hàng trăm triệu đồng. Dự kiến đến tháng 10 anh tiếp tục xuất bán 30 - 40 tấn cá. Từ hiệu quả mô hình nuôi cá lồng trên sông, thời gian tới anh tiếp tục nuôi thêm các loại cá đặc sản như trắm giòn, cá tầm để nâng cao thu nhập và xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Ông Nguyễn Văn Sáng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Điệp Nông cho biết: Nhờ năng động, nhạy bén nắm bắt xu thế thị trường nên mô hình nuôi cá lồng của anh Đình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là mô hình điển hình đang được Hội Nông dân xã nhân rộng.
Ông Bùi Văn Khoản, thôn Bùi Minh, xã Duyên Hải là một trong những người tiên phong đưa con cá rô đầu vuông vào chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2021, ông Khoản đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả để đào ao thả cá rô đầu vuông với 2.000m2 nuôi 30 vạn con/ lứa. Theo ông, đây là loại cá dễ nuôi, nhanh lớn và có thể nuôi được với mật độ dày, thời gian nuôi ngắn, trung bình 4 - 5 tháng là có thể bán được, cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với các loại cá truyền thống. Thịt cá rô đầu vuông thơm ngon nên được thị trường ưa chuộng, nhờ đó đến kỳ xuất bán thương lái đến thu mua tận ao. Ngoài ra, ông Khoản còn làm chủ 2 trang trại lợn với trên 1.000 con lợn/năm. Từ mô hình này, ông thu được 20 tấn cá/năm, 10 tấn lợn/ tháng. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm ông có thu nhập hơn 1 tỷ đồng, ngoài ra còn tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động với thu nhập hơn 6 triệu đồng/ người/tháng.
Ông Khoản cho biết: Làm nghề chăn nuôi người nông dân cần có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, tích lũy kinh nghiệm, chủ động phòng, chống dịch bệnh, nắm bắt thị trường để tìm hướng đi phù hợp. Tôi sẽ xây dựng mô hình là điểm đến học tập cho nhiều hộ dân trong xã.
Ông Ngô Văn Huỳnh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Duyên Hải cho biết: Ông Khoản là người dám nghĩ, dám làm, đã mạnh dạn phát triển kinh tế mang lại thu nhập cao cho gia đình và tạo việc làm cho nhiều lao động.
Để thúc đẩy phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, 5 năm qua, Hội Nông dân huyện Hưng Hà đã phối hợp tổ chức hơn 1.000 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên. Ngoài ra, Hội còn tín chấp với các tổ chức tín dụng cho hàng nghìn gia đình hội viên vay vốn với tổng dư nợ đến nay hơn 300 tỷ đồng. Đến nay, toàn huyện có gần 150.000 lượt hội viên đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; hàng trăm hộ hội viên phát triển kinh tế trang trại, gia trại, kinh doanh dịch vụ... Hàng năm, các cấp hội đã giúp hơn 500 gia đình hội viên vượt khó vươn lên làm chủ cuộc sống.
Ông Trần Hữu Đích, Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: Thời gian tới, các cấp hội tiếp tục tổ chức các hoạt động thúc đẩy phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; tăng cường các hoạt động hỗ trợ nông dân nâng cao trình độ, năng lực sản xuất; hướng dẫn nông dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển trang trại, gia trại theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Mô hình nuôi cá rô phi đầu vuông của ông ông Bùi Văn Khoản, xã Duyên Hải (Đứng thứ nhất bên tay trái) cho thu nhập trên 1 tỷ đồng.
Thanh Thủy
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội tiếp tục thảo luận về các dự án luật
- Chống lãng phí - Thông điệp mạnh mẽ của Tổng Bí thư Tô Lâm
- Hội nghị Ban Chỉ đạo thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Họp thống nhất nội dung đề xuất phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án tuyến đường bộ cao tốc CT.08
- Quốc hội thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
- UBND tỉnh làm việc với các nhà đầu tư Hàn Quốc
- Sớm triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
- Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn và Luật Công chứng