Nhọc nhằn nghề làm sạch môi trường
Một tuần 2 buổi, bà Nguyễn Thị Chuyện cùng 15 thành viên khác của tổ thu gom rác thải xã Độc Lập, huyện Hưng Hà phải đi thu gom rác thải sinh hoạt của 2.600 hộ dân ở 6 thôn làng trong toàn xã. Chỉ bằng chiếc xe thùng kéo với trọng lượng khoảng 500kg rác, mỗi thôn bà thu gom khoảng 2 - 3 xe rác. Công việc diễn ra từ sáng sớm đến trưa muộn nhưng cũng chỉ được 100.000 đồng/ngày công. Toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt sau khi thu gom được đưa về khu vực xử lý rác tập trung của xã. Điểm gần nhất cũng khoảng hơn 1km còn điểm xa cũng 4 - 5km. Cứ như vậy, từ nhiều năm nay, tổ thu gom rác thải sinh hoạt của xã duy trì rất nền nếp. Vất vả và làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm nhưng tiền công cũng còn ở mức rất thấp. Thu nhập của mỗi người cũng chỉ được gần 2 triệu đồng/tháng.
Bà Nguyễn Thị Chuyện ngậm ngùi chia sẻ: Biết là công việc độc hại, ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ nhưng công việc này cũng phù hợp với những người có tuổi như chúng tôi. Làm rồi thành quen và thấy rất vui khi mình góp một phần nhỏ bé làm sạch môi trường sống.
Ông Bùi Văn Hiến, Chủ tịch UBND xã Độc Lập cho biết: Ngân sách cho công tác môi trường chủ yếu dành để điều hành, quản lý, vận hành khu xử lý rác thải tập trung. Thu nhập của các thành viên tổ thu gom rác thải sinh hoạt chưa bảo đảm với sức lao động, sức khoẻ mà họ bỏ ra. Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục cân đối ngân sạch để động viên, khuyến khích những người làm công việc đầy khó khăn, vất vả này.
Xã Quang Trung, huyện Kiến Xương có 5 thôn với trên 9.300 nhân khẩu. Hàng ngày, lượng rác thải sinh hoạt của toàn xã khoảng 4 tấn. Với mức đóng phí thu gom rác 3.000 đồng/người/tháng, 14 thành viên của Tổ thu gom rác thải xã Quang Trung cũng chỉ nhận được thù lao 1,8 triệu đồng/người/tháng.
Bác Vũ Hồng Tư, tổ vận hành lò đốt rác cho biết: Đời sống của người dân được cải thiện nên rác thải ngày càng nhiều. Trong khi ý thức của một số người dân chưa cao, tất cả các loại rác thải từ xác động vật chết, thức ăn dư thừa, lá cây, đến rác thải khó phân loại như bỉm vệ sinh, túi nilon đều được bỏ vào bao đưa đến khu xử lý. Chúng tôi rất vất vả trong việc phân loại, xử lý đốt. Nhưng thu nhập chỉ được 1,8 triệu/tháng với 4 buổi đốt rác thải/tuần. Nhất là trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 xảy ra, việc tiếp xúc với rác thải khiến không ít người trong chúng tôi “ái ngại”. Thế nhưng để bảo đảm an toàn cho mình và mọi người xung quanh, chúng tôi luôn thực hiện đúng các biện pháp phòng tránh mà Bộ Y tế khuyến cáo như sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ lao động, đeo khẩu trang, vệ sinh khử trùng, rửa tay bằng xà phòng ngay sau khi hoàn thành công việc.
Ông Hoàng Văn Ngoạn, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Đến nay, 100% các xã, thị trấn đã thành lập tổ thu gom rác thải, nòng cốt là hội phụ nữ. Trên 90% rác thải trên địa bàn tỉnh được thu gom, xử lý, góp phần tích cực bảo vệ môi trường, nâng cao sức khỏe người dân. Tuy có vai trò quan trọng nhưng điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ dành cho thành viên các tổ thu gom rác thải còn hạn chế. Kinh phí thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải tại các xã, thị trấn chủ yếu lấy từ kinh phí sự nghiệp môi trường và thu phí vệ sinh môi trường từ các tổ chức, đơn vị, hộ gia đình và cá nhân phát sinh rác thải. Nhưng nguồn vốn sự nghiệp môi trường còn ít, mức thu phí vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn chưa tương xứng từ 3.000 – 5.000 đồng/người/tháng. Trong khi đó, tỷ lệ người dân đóng phí chưa cao, chỉ đạt 70 – 90%. Hơn nữa, hầu hết các địa phương không có nguồn kinh phí hỗ trợ khác nên thu nhập của công nhân thu gom rác thải chỉ khoảng 1,5 – 2 triệu đồng/người/tháng và không có các chế độ đi kèm. Chỉ một số ít địa phương quan tâm hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người thu gom, xử lý rác thải.
Tuy vất vả, nguy hiểm là thế, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, vì miếng cơm manh áo, vì hai chữ trách nhiệm mà những người công nhân thu gom, phân loại, đốt rác luôn cố gắng, nỗ lực hoàn thành tốt công việc. Thời gian trôi qua, công việc thầm lặng ấy của họ đã góp phần xây dựng nên một môi trường xanh, sạch, đẹp. Dù công việc không ai muốn làm thế nhưng họ vẫn chọn, vẫn làm, vẫn âm thầm làm đẹp cho cuộc sống.
Minh Nguyệt
Tin cùng chuyên mục
- 56 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia đợt 2 tại Thái Bình 31.08.2020 | 16:37 PM
- Thủ khoa sau khi "vấp ngã" 29.08.2020 | 06:28 AM
- Liên đoàn Lao động Thành phố: Tuyên dương, khen thưởng 93 học sinh vượt khó học giỏi, đạt thành tích cao trong học tập 28.08.2020 | 17:57 PM
- Tạo sinh kế để phụ nữ thoát nghèo 28.08.2020 | 18:02 PM
- Trao kinh phí hỗ trợ mổ tim cho bệnh nhân nghèo 28.08.2020 | 14:51 PM
- Đông La: Tiếp nhận gần 93 triệu đồng ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 28.08.2020 | 14:52 PM
- Tặng hơn 60.000 khẩu trang cho người dân 29.08.2020 | 20:51 PM
- Nòng cốt trong công tác phòng, chống lụt bão 28.08.2020 | 10:32 AM
- Tặng xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó 27.08.2020 | 19:52 PM
- Huyện đoàn Quỳnh Phụ triển khai phong trào "Thanh niên tình nguyện – Ngại gì Covid" 27.08.2020 | 19:53 PM
Xem tin theo ngày
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025