Dấu ấn “Tam nông” (Kỳ 2)
Kỳ 2: ĐƯA NGHỀ VỀ NÔNG THÔN
Vẫn làm nông mà không lo đói
Thực hiện Nghị quyết về “tam nông” cấp ủy, chính quyền xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư xác định nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng nông thôn mới, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển mạnh công nghiệp dịch vụ, nâng cao đời sống cho nhân dân. Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, động viên các hộ dân phát triển nghề mộc truyền thống, du nhập nghề mới về địa phương, xã quy hoạch, xây dựng điểm công nghiệp làng nghề; đầu tư hạ tầng, tổ chức các lớp tập huấn, cho nhân dân đi tham quan các mô hình phát triển kinh tế ở trong và ngoài tỉnh, tạo mọi điều kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp phát triển sản xuất.
Nghề may ở xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư tạo việc làm cho nhiều lao động.
Nhờ vậy, những năm gần đây, các ngành nghề ở Nguyên Xá phát triển mạnh, nhất là nghề mộc, nghề may, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Toàn xã hiện có 365 hộ làm nghề tiểu thủ công nghiệp với trên 2.000 lao động tham gia, có 3 công ty may thu hút 1.000 lao động, 2 công ty, 5 cơ sở sản xuất kinh doanh đồ gỗ và hàng trăm gia đình sản xuất có quy mô sản xuất từ 3 - 7 công nhân.
Ông Hoàng Văn Khảng, Chủ tịch UBND xã Nguyên Xá cho biết: Việc xây dựng điểm công nghiệp làng nghề ở địa phương tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, đưa những ngành nghề sử dụng nhiều lao động về nông thôn, giảm gánh nặng cho người lao động phải đi lên thành phố kiếm việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Nguyên Xá trở thành xã đa nghề, điển hình trong toàn tỉnh với tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 65% tổng giá trị sản xuất của xã; tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm 62%, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 4,23%, thu nhập bình quân của người dân đạt 42 triệu đồng/năm.
Nghề rèn truyền thống của Xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy đã tồn tại 700 năm nhưng đến nay vẫn đỏ lửa, mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều gia đình. Bí quyết giữ nghề nơi đây là do cấp ủy, chính quyền địa phương xác định phát triển nghề là cơ hội để đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho người dân làm nghề. Để sản phẩm của làng rèn cạnh tranh được với hàng ngoại nhập, các hộ làm nghề không ngừng sáng tạo, học hỏi kinh nghiệm từ các làng nghề khác, đầu tư thiết bị, máy móc hiện đại vào sản xuất nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập.
Ông Nguyễn Văn Đàm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thụy Dân cho biết: Toàn xã có khoảng 60 hộ, 300 lao động làm nghề rèn với mức thu nhập 4 - 5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài nghề rèn truyền thống, Thụy Dân còn có hàng trăm lao động làm nghề may mặc, móc sợi, cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm… Các hộ vừa làm nông, vừa làm nghề nên mang lại nguồn thu nhập lớn cho bà con.
Làm nông mà không lo đói - ước mơ của nhiều nông dân trước đây thì nay đã trở thành hiện thực. Những năm qua, doanh nghiệp đưa nghề về các vùng nông thôn hoặc phát triển nghề ở quê cũng nhằm mục đích tận dụng nguồn lao động dồi dào ở đây, nhưng cũng góp phần quan trọng đổi thay cuộc sống của những người nông dân tưởng chừng quanh năm chỉ biết “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”.
Chị Nguyễn Thị Điều, xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ cho biết: 10 năm trước đây, ngoài sản xuất nông nghiệp, lúc nông nhàn chúng tôi không có việc gì để làm, thu nhập thấp, cuộc sống thiếu thốn đủ bề, chưa đến mùa đã hết thóc lo chạy ăn từng bữa. Nhưng giờ đây, trong thôn xóm có nhiều cơ sở sản xuất mọc lên, thương mại dịch vụ phát triển, muốn mua cái gì cũng có, làm việc gì cũng mang lại thu nhập miễn là có sức khỏe và sự nhiệt tình. Làm việc "tại gia" nên thuận lợi lắm, sáng cho con ăn, đưa đi học, rồi sau về làm việc, trưa lại lo cơm nước cho gia đình, mỗi tháng thu nhập từ 2 đến 3 triệu đồng. Mức thu nhập chưa phải là cao nhưng giải quyết được rất nhiều việc làm cho nông dân vốn chỉ trông vào cây lúa.
Nghề mây tre đan góp phần giải quyết nhiều việc làm cho lao động nông thôn.
Chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động nông thôn
Ông Phạm Ngọc Kế, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Thực hiện Nghị quyết về “tam nông”, những năm qua, ngành Công Thương tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nghề và làng nghề, quy hoạch và xây dựng các cụm công nghiệp (CCN), phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn. Tỉnh đã quy hoạch 50 CCN với tổng diện tích 2.578,6 ha; trong đó 38 CCN đi vào hoạt động, tổng diện tích là 331 ha; có 294 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 7.482 tỷ đồng, thu hút 31.550 lao động. Nghề và làng nghề được duy trì và phát triển với 247 làng nghề. Tổng số lao động trong khu vực làng nghề khoảng 150.000 người; thu nhập bình quân của người lao động đạt từ 2 - 2,5 triệu đồng/tháng; giá trị sản xuất nghề và làng nghề chiếm khoảng 20% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.
Đến nay, Thái Bình có hơn 6.000 doanh nghiệp tại các khu, CCN thu hút 190.743 lao động, trong đó các huyện có 2.035 doanh nghiệp, thu hút 101.635 lao động tham gia. Số hộ sản xuất kinh doanh phát triển mạnh với 134.550 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp, thu hút 236.311 lao động, trong đó các huyện có 2.035 doanh nghiệp, thu hút 208.481 lao động. Từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn tỉnh có tổng số 258 doanh nghiệp đăng ký thành lập có ngành nghề kinh doanh chính trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng 163% so với năm 2008; 92 dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 5.271 tỷ đồng.
Nghề dệt khăn ở xã Thái Phương, huyện Hưng Hà.
Để chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động nông thôn, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp đã huy động mọi nguồn lực đào tạo nghề cho người lao động. Trong 10 năm 2008 - 2017, tổng kinh phí hỗ trợ cơ sở vật chất, hỗ trợ các đơn vị đào tạo nghề và lao động nông thôn học nghề 152,8 tỷ đồng, đã dạy nghề cho 77.077 người. Sau đào tạo, số lao động học nghề phi nông nghiệp có việc làm đạt tỷ lệ 75%; số lao động nông nghiệp được đào tạo nghề có năng suất lao động cao hơn so với trước.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung Khu công nghiệp phục vụ nông nghiệp diện tích 200ha tại huyện Quỳnh Phụ vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình tạo điều kiện triển khai các nhiệm vụ tiếp theo theo quy định… chắc chắn sẽ tạo thêm điểm nhấn cho bức tranh nông thôn Thái Bình. |
Dệt lưới nilon ở xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà.
Cũng theo ông Kế: sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho trên 400.000 lao động với thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/tháng. Giờ đây về các vùng quê của Thái Bình nhịp sống công nghiệp hiện rõ. Công nghiệp về làng đang làm thay đổi căn bản cách nghĩ, cách làm, đời sống của người dân được nâng lên, nhiều nơi làng nhộn nhịp như phố. Việc phát triển mạnh công nghiệp tiểu thủ công nghiệp theo phương châm “ly nông không ly hương” là nhân tố quyết định góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cơ cấu lao động ở nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân, đặc biệt là xây dựng phát triển và đổi mới bộ mặt nông thôn hiện nay.
Ông Bùi Đình Trọng, Giám đốc Công ty TNHH Hương Liên, xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư Chị Nguyễn Thị Mây, công nhân Công ty TNHH May Đạt Đăng, xã Đông Phương, huyện Đông Hưng Bà Bùi Thị Thuyên người dân xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư Năm nay tôi 53 tuổi, ngoài làm nông nghiệp tôi vẫn có công việc phù hợp, ổn định trong 1 công ty sản xuất đồ gỗ với mức lương bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng. Cuộc sống làm nông vất vả nắng mưa, có những vụ mùa thất bát cuộc sống khó khăn. Nay đi làm công nhân có thu nhập cao và ổn định hơn nên sinh hoạt gia đình cũng bớt khó khăn hơn. Có được kế quả này chính là nhờ chính sách ưu đãi của Nhà nước, của địa phương để nhiều doanh nghiệp về làng đầu tư sản xuất tạo việc làm cho nông dân. |
(Còn nữa)
Nhóm phóng viên
Tin cùng chuyên mục
- 56 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia đợt 2 tại Thái Bình 31.08.2020 | 16:37 PM
- Thủ khoa sau khi "vấp ngã" 29.08.2020 | 06:28 AM
- Liên đoàn Lao động Thành phố: Tuyên dương, khen thưởng 93 học sinh vượt khó học giỏi, đạt thành tích cao trong học tập 28.08.2020 | 17:57 PM
- Tạo sinh kế để phụ nữ thoát nghèo 28.08.2020 | 18:02 PM
- Trao kinh phí hỗ trợ mổ tim cho bệnh nhân nghèo 28.08.2020 | 14:51 PM
- Đông La: Tiếp nhận gần 93 triệu đồng ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 28.08.2020 | 14:52 PM
- Tặng hơn 60.000 khẩu trang cho người dân 29.08.2020 | 20:51 PM
- Nòng cốt trong công tác phòng, chống lụt bão 28.08.2020 | 10:32 AM
- Tặng xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó 27.08.2020 | 19:52 PM
- Huyện đoàn Quỳnh Phụ triển khai phong trào "Thanh niên tình nguyện – Ngại gì Covid" 27.08.2020 | 19:53 PM
Xem tin theo ngày
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
- Gặp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân
- Gặp mặt cán bộ cấp tướng Quân đội, Công an quê hương Thái Bình