Báo động tình trạng xuống cấp của nhiều điếm canh đê
Điếm canh đê thôn Phú Chử (xã Việt Hùng) trên đê Hồng Hà II, mặc dù nằm sát mặt đê, nhưng đây thực tế là một ngôi nhà khoảng 15m2 bị bỏ hoang, cánh cửa sổ, cánh cửa ra vào đều không có, tường boc tróc, trơ cả gạch vữa, mái điếm nứt toác. Nhà gần điếm canh đê, bà Bùi Thị C., thôn Phú Chử cho biết: Tôi không nhớ chính xác điếm canh đê này xây dựng từ năm nào, nhưng cũng phải hơn 30 năm rồi. Trước kia, mỗi mùa mưa bão thì tôi thấy có người trực gác nước trong điếm, nhưng tầm hơn chục năm nay thì tôi thấy không có người gác ngay cả trong những đợt mưa bão. Điếm bị bỏ hoang nên trâu bò vào trú ngụ, phóng uế rất mất vệ sinh, đặc biệt ban đêm thường có các đối tượng nghiện ma túy đến tụ tập ở trong điếm canh để tiêm chích gây tâm lý lo lắng cho người dân, không bảo đảm an ninh trật tự.
Các điếm canh đê Minh Hùng, Tân Phong trên đê tả Hồng Hà II, thuộc xã Việt Hùng cũng có hiện trạng tương tự như điếm canh đê Phú Chử. Ông Phan Văn Ban, Chủ tịch UBND xã Việt Hùng cho biết: Do các điếm canh đê đều quá xuống cấp, mất an toàn nên nhiều năm nay, khi có bão lũ thì xã buộc phải bố trí lực lượng gác nước, canh coi đê ở nhờ nhà dân. Việc gác nước thời gian đêm tối rất quan trọng, ở nhờ nhà dân như vậy thì rất khó khăn trong việc theo dõi diễn biến, hiệu quả việc gác nước rất thấp; bất tiện cho hộ dân nữa. Ngoài ra, các vật tư, phương tiện phục vụ công tác hộ đê cũng không thể tập kết trong điếm mà phải để ở khu vực khác, gây khó khăn cho việc xử lý, bảo vệ đê khi tình huống nguy cấp xảy ra.
Nhiều rác thải thậm chí cả bơm kim tiêm đã qua sử dụng được tìm thấy trong điếm canh đê (xã Việt Hùng).
Ông Nguyễn Văn Huyến, Hạt trưởng Hạt Quản lý đê huyện Vũ Thư cho biết: Địa bàn huyện Vũ Thư hiện có 58 km đê cấp I, II; 14,1km đê cấp IV và 28,8 km đê bối thuộc đê tả Hồng Hà II và đê hữu Trà Lý, trên các tuyến đê này có 22 kè hộ bờ và 31 cống dưới đê. Cùng với các công trình phụ trợ đê điều khác, toàn huyện có 73 điếm canh đê là nơi trực, canh gác nước, gác đê khi có mưa bão lũ xảy ra và tập kết vật liệu hộ đê của các địa phương. Theo quy định, mỗi điếm có 12 người làm nhiệm vụ gác nước; khi có báo động 1 sẽ có 2 người trực tại điếm ban ngày - 4 người trực ban đêm; báo động 2 cần 4 người trực ban ngày – 6 người trực ban đêm; báo động 3 thì 12 người trực cả ngày và đêm. Với nhiệm vụ và số lượng người gác nước như vậy, thì điếm canh đê rất cần để phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát, canh coi, phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra để bảo vệ an toàn đê. Tuy nhiên qua khảo sát, trong tổng số 73 điếm canh đê trên địa bàn, hầu hết là các điếm được xây dựng từ nhiều năm trước, đến nay đều đã xuống cấp nghiêm trọng, phổ biến trong tình trạng điếm lún sụt, nứt, bong tróc, mất cánh cửa, bỏ hoang, ô nhiễm môi trường, thậm chí nhiều điếm trở thành điểm tụ tập, diễn ra tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút. Trên tuyến đê Hồng Hà II có 11 điếm xuống cấp nghiêm trọng như điếm Thanh Hương (Đồng Thanh), các điếm thuộc xã Việt Hùng, điếm Thanh Bản (Xuân Hòa), điếm số 38 (Vũ Tiến), điếm 51 xã (Việt Thuận)… Trên tuyến đê hữu Trà Lý có 4 điếm xuống cấp nghiêm trọng gồm điếm Đức Hiệp, Viềng (Hiệp Hòa), Ngoại Lãng, Đông Phú (Song Lãng)… Các điếm này xuống cấp gây ảnh hưởng trực tiếp, khó khăn cho lực lượng gác nước, canh đê mỗi mùa mưa bão.
Trước thực trạng này, Hạt Quản lý đê huyện đã chủ động tham mưu cho huyện tranh thủ các nguồn lực huy động kinh phí từng bước đầu tư nâng cấp, xây dựng các điếm canh đê; gắn liền việc xây dựng, nâng cấp các điếm canh đê khi thực hiện nâng cấp, tu bổ các công trình đê điều. Tiêu biểu như năm 2019, huyện đã hoàn thiện xây dựng mới các điếm Ngô Xá (xã Nguyên Xá), điếm số 9 (xã Hiệp Hòa), điếm số 11 xã (Song Lãng) và sửa chữa, nâng cấp điếm số 10 (xã Song Lãng)… Tuy nhiên, thời gian tới, tôi mong các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp lại toàn bộ các điếm canh đê đã xuống cấp để bảo đảm an toàn cho lực lượng gác nước và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ đê điều góp phần bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân trong mùa mưa bão, đồng thời bảo đảm vệ sinh môi trường, an ninh trật tự tại các khu vực điếm canh đê.
Hà Phương
Tin cùng chuyên mục
- 56 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia đợt 2 tại Thái Bình 31.08.2020 | 16:37 PM
- Thủ khoa sau khi "vấp ngã" 29.08.2020 | 06:28 AM
- Liên đoàn Lao động Thành phố: Tuyên dương, khen thưởng 93 học sinh vượt khó học giỏi, đạt thành tích cao trong học tập 28.08.2020 | 17:57 PM
- Tạo sinh kế để phụ nữ thoát nghèo 28.08.2020 | 18:02 PM
- Trao kinh phí hỗ trợ mổ tim cho bệnh nhân nghèo 28.08.2020 | 14:51 PM
- Đông La: Tiếp nhận gần 93 triệu đồng ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 28.08.2020 | 14:52 PM
- Tặng hơn 60.000 khẩu trang cho người dân 29.08.2020 | 20:51 PM
- Nòng cốt trong công tác phòng, chống lụt bão 28.08.2020 | 10:32 AM
- Tặng xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó 27.08.2020 | 19:52 PM
- Huyện đoàn Quỳnh Phụ triển khai phong trào "Thanh niên tình nguyện – Ngại gì Covid" 27.08.2020 | 19:53 PM
Xem tin theo ngày
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025