Hiệu quả sử dụng thiết bị bay không người lái phun thuốc trừ sâu
Diện tích phun thuốc trừ sâu bằng thiết bị bay không người lái tại xã Minh Tân đạt từ 180 - 200ha mỗi vụ, chiếm hơn 50% tổng diện tích gieo cấy lúa của toàn xã.
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền, HTX SXKD DVNN xã Minh Tân nỗ lực đưa cơ giới hóa và các loại giống lúa mới vào sản xuất, xây dựng cánh đồng lớn nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị canh tác. Từ năm 2019 đến nay, HTX SXKD DVNN xã Minh Tân đã liên kết với doanh nghiệp thực hiện phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái được thành viên hưởng ứng tích cực. Cấy 8 sào lúa, ông Trần Văn Sót, thôn Dương Liễu 2 cho biết: Nếu phun thủ công cho 1ha lúa phải mất hàng giờ đồng hồ thì giờ đây dùng “máy bay” chỉ mất 15 phút là xong, lại bảo vệ được sức khỏe cho người nông dân. Hơn nữa, các hạt thuốc được phun ra dưới dạng sương mù giúp thẩm thấu tốt, tăng hiệu quả diệt trừ sâu bệnh mà lại tiết kiệm thuốc, hiệu suất phun vượt trội.
Cũng như ông Sót, từ nhiều năm nay, ông Lê Văn Quân, thôn Tân Ấp 1 đã thuê thiết bị bay không người lái phun thuốc thay vì vất vả tìm người phun thủ công như trước đây. Ông Quân cho biết: Gia đình tôi cấy trên 1 mẫu ruộng. So với phun thủ công, phun bằng thiết bị bay không người lái giúp tôi tiết kiệm khoảng 150.000 đồng chi phí thuê nhân công. Với sự hỗ trợ của máy móc, sản xuất nông nghiệp bây giờ đã nhàn hơn rất nhiều.
Ông Hoàng Văn Hải, Giám đốc HTX SXKD DVNN xã Minh Tân cho biết: Vụ xuân năm 2019, HTX phối hợp với doanh nghiệp xây dựng mô hình hơn 3ha sử dụng thiết bị bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật cho lúa, trích quỹ của HTX hỗ trợ thành viên tham gia mô hình 5.000 đồng/sào. Qua vụ đầu tiên thử nghiệm, mô hình cho thấy sự ưu việt hơn hẳn so với phương pháp sử dụng bình phun truyền thống, những hạt thuốc khi ra khỏi đầu phun có kích cỡ rất nhỏ và mịn, giúp giảm thiểu lượng nước cần dùng để pha thuốc mà vẫn bảo đảm trải đều bề mặt ruộng, mang lại hiệu quả cao. Khi lúa bị bệnh, sử dụng thiết bị này vừa nhanh vừa kịp thời dập dịch bệnh, giải quyết được nhân công lao động, tránh độc hại cho người dân. Vụ thứ hai, diện tích sử dụng máy phun thuốc tăng lên trên 20ha và duy trì 180 - 200ha/vụ từ nhiều năm qua. Trên cơ sở tổng hợp diện tích người dân đăng ký ở các thôn, HTX ký hợp đồng với công ty, bảo đảm về chủng loại thuốc (nằm trong danh mục khuyến cáo của ngành nông nghiệp), phương tiện, thời gian phun. Mỗi chiến dịch phun thuốc, bất kể ngày hay đêm, thời tiết tạnh ráo là người và máy ra đồng. Nếu sau khi phun gặp trời mưa, chưa bảo đảm hiệu lực của thuốc, phía công ty sẽ phải phun lại lần 2 cho người dân mà không thu thêm bất kỳ chi phí nào. Cán bộ HTX, cán bộ thôn luôn theo sát chủ máy, giám sát quá trình pha chế thuốc, lập trình đường bay, diện tích phun để bảo đảm cao nhất hiệu quả phun trừ. Nhờ sự chặt chẽ, trách nhiệm giữa các bên, từ năm 2019 đến nay chưa để xảy ra tình trạng lúa giảm năng suất do sâu bệnh hại gây ra.
Sử dụng thiết bị bay không người lái, việc phun thuốc trừ sâu cho lúa sẽ được tự động hóa hoàn toàn, rút ngắn thời gian phun, tăng khả năng phòng, trừ sâu bệnh, giảm thiểu độc hại cho con người, bảo vệ môi trường bởi toàn bộ bao bì thuốc bảo vệ thực vật được người chuẩn bị thuốc thu gom, xử lý tập trung đúng kỹ thuật. Ngoài ra, việc phun thuốc bằng thiết bị bay trên cánh đồng lớn còn khắc phục được hạn chế của phương pháp phun thủ công, như tình trạng phun trừ không đồng bộ về loại thuốc, liều lượng và thời điểm. Có hộ phun, hộ không phun khiến sâu bệnh không được diệt trừ triệt để. Thiết bị bay theo sơ đồ chấm điểm trên hệ thống tự vẽ đường bay trước nên trong quá trình phun không bị lỏi, sót lúa. Khi đang phun nếu hết thuốc, máy sẽ tự đánh dấu vị trí đang thực hiện, bay về tiếp thuốc và tiếp tục phun. Theo các hộ nông dân HTX SXKD DVNN xã Minh Tân, nếu thuê người phun thủ công, công phun từ 30.000 - 35.000 đồng/sào còn thuê máy chỉ mất 17.000 đồng/ sào, nếu phải phun kép lần 2 thì công phun giảm còn 15.000 đồng/sào. Chỉ tính riêng chiến dịch phun thuốc phòng, trừ sâu bệnh lần này, sử dụng thiết bị bay không người lái đã giúp người dân xã Minh Tân tiết kiệm hơn 70 triệu đồng cho một lần phun thuốc.
Cán bộ HTX và cán bộ thôn theo sát chủ máy, giám sát quá trình pha chế thuốc, lập trình đường bay, xác định diện tích phun... nhằm bảo đảm hiệu quả phun trừ cao nhất.
Lưu Ngần
Tin cùng chuyên mục
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt đợt phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa xuân 29.04.2025 | 19:02 PM
- Gieo trồng cây màu vụ xuân đạt gần 98% kế hoạch 17.03.2025 | 16:46 PM
- Sắc xuân trên làng hoa, cây cảnh ở Đông Hưng 17.01.2025 | 08:56 AM
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
Xem tin theo ngày
-
Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại thành phố Thái Bình
- Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật trong sản xuất, đời sống xã hội