Dự thảo Công ước tội phạm mạng: Ý kiến về việc thu hồi tài sản không qua kết án
Theo nội dung tờ trình của Bộ Ngoại giao về việc đề xuất ký Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng, sau 30 năm hình thành và phát triển các ngành công nghệ thông tin và truyền thông phát triển gấp 300 lần. Trong 6 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận doanh thu toàn ngành đạt hơn 2 triệu tỷ đồng.
Tuy nhiên, không gian mạng ẩn chứa nhiều thách thức về bảo đảm an ninh mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Mặt khác, từ năm 2020 đến nay, hệ thống thông tin mạng các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp tục là mục tiêu của hoạt động tấn công mạng, gián điệp mạng, chiếm đoạt thông tin, tài liệu mật.
Theo Bộ ngoại giao, việc ký Công ước có ý nghĩa quan trọng, mở ra nhiều cơ hội và kênh hợp tác quốc tế với công tác phòng, chống tội phạm mạng tại Việt Nam.
Công ước dự kiến gồm 9 chương, 68 điều khoản. Tại điểm c, khoản 1, Điều 49 Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên xem xét áp dụng biện pháp cần thiết, cho phép tịch thu tài sản không cần kết án hình sự trong cả 3 trường hợp không thể truy tố người phạm tội. Đó là người phạm tội tử vong; người phạm tội bỏ trốn; người phạm tội vắng mặt.
Theo nội dung tờ trình, có ý kiến cho rằng hiện nay pháp luật Việt Nam chưa quy định về cơ chế tịch thu tài sản không qua kết án. Riêng đối với trường hợp không thể truy tố người phạm tội vì lý do bỏ trốn hoặc vắng mặt, pháp luật Việt Nam cũng chưa quy định tịch thu tài sản trong trường hợp này.
Giải trình vấn đề trên, Bộ Ngoại giao cho rằng, toàn bộ Điều 49 Công ước tương tự với Điều 54 của UNCAC mà Việt Nam là thành viên.
Đồng thời, đối với trường hợp tịch thu tài sản mà chưa có bản án hình sự nếu người phạm tội đã chết, bỏ trốn hoặc vắng mặt là phù hợp với xu hướng phát triển của hợp tác quốc tế về pháp luật. Đồng thời đây cũng là quy định mang tính tùy nghi, theo đó các quốc gia thành viên không bắt buộc phải thực hiện theo Công ước mà có thể “xem xét” việc áp dụng.
Theo Bộ Ngoại giao, Công ước sẽ được mở ký tại Hà Nội trong năm 2025. “Việc ta vận động thành công để Đại hội đồng Liên hợp quốc lựa chọn Hà Nội làm địa điểm Lễ mở ký công ước là dấu ấn quan trọng trong đối ngoại đa phương và 47 năm quan hệ Việt Nam – Liên hợp quốc…”, báo cáo của Bộ Ngoại giao nêu rõ.
Theo vietnamnet.vn
Tin cùng chuyên mục
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam