Thứ 4, 24/07/2024, 16:35[GMT+7]

Nhật Bản sẽ hủy bỏ 4 lò phản ứng tại NM điện Fukushima Dai-i-chi

Thứ 5, 31/03/2011 | 14:42:30
1,536 lượt xem
Ba tuần sau thảm họa kép ở các tỉnh Đông Bắc Nhật Bản, ngày 30/3, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) tuyên bố họ sẽ hủy bỏ 4 lò phản ứng tại Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Dai-i-chi. Quyết định này được đưa ra chỉ một ngày sau khi Thủ tướng Naoto Kan thừa nhận sự cố hạt nhân khó mà kiểm soát được và đặt nước này trong tình trạng báo động cực điểm.

Động đất và sóng thần hôm 11/3 đã gây thiệt hại nặng nề cho Nhà máy điện Fukushima Dai-i-chi, đặc biệt là khu vực có các lò phản ứng hạt nhân. Ảnh: AFP.

Trong cuộc họp báo chiều 30/3, Giám đốc TEPCO Tsunehisa Katsumata cho biết, sau khi xem xét những diễn tiến của công tác giải quyết sự cố hạt nhân trong thời gian vừa qua, tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia hạt nhân trong và ngoài nước, TEPCO đã đi đến quyết định sẽ hủy bỏ hoàn toàn 4 lò phản ứng bị hư hại nặng nề nhất tại Nhà máy Fukushima Dai-i-chi. Đó là lò phản ứng số 1, số 2, số 3 và số 4. Hai lò phản ứng còn lại (số 5 và số 6) hiện đã bị hỏng hệ thống làm mát.

TEPCO sẽ tổ chức tham khảo ý kiến người dân trong vùng về số phận của hai lò này. Đồng thời, ông Tsunehisa Katsumata cho biết, TEPCO đã nhận được khoản vay 24 tỷ USD từ nhiều ngân hàng trên thế giới. Song theo tính toán của cơ quan này, khoản tiền nói trên cũng không đủ để duy trì và chi trả cho công tác cứu hộ, ứng cứu sự cố hạt nhân lớn nhất Nhật Bản hiện nay.

Về vấn đề quốc hữu hóa TEPCO, ông Tsunehisa Katsumata cho hay đã nghe nhiều thảo luận về việc này. Quan điểm của ông và nhiều quan chức khác thuộc TEPCO là vẫn muốn giữ công ty như hiện trạng vốn có. Hiện, TEPCO đang cung cấp 1/3 lượng điện tiêu thụ ở Nhật Bản.

Trước đó, hôm 29/3, Chính phủ Nhật Bản cũng bác bỏ tin đồn về khả năng quốc hữu hóa công ty này. Nguồn tin từ đài NHK còn cho hay, trước khi TEPCO tổ chức cuộc họp báo, Chủ tịch TEPCO là ông Masataka Shimizu đã phải nhập viện do bị cao huyết áp, hoa mắt chóng mặt. Một số tờ báo còn nói rằng, có thể ông Masataka Shimizu bị tai biến mạch máu não vì hầu như nằm liệt giường và đã không xuất hiện trước báo giới từ ngày 13/3.

Có thể nói, những tuyên bố của Chính phủ Nhật Bản và đại diện TEPCO đưa ra trong 2 ngày qua đã cho thấy mức độ nghiêm trọng của sự cố hạt nhân tại Nhà máy điện Fukushima Dai-i-chi. Các chuyên gia hạt nhân Nhật Bản và quốc tế đều cho rằng, nồng độ phóng xạ vẫn tiếp tục tăng cao ở khu vực nhà máy và những vùng lân cận.

Đến chiều 30/3, phóng xạ iot trong nước biển gần nhà máy điện lại tăng cao gấp 3.335 lần giới hạn cho phép. Mặc dù mức độ ảnh hưởng của phóng xạ trong nước biển được đánh giá vẫn thấp, song người dân ở khu vực đã được sơ tán và Nhật Bản cũng cấm hoạt động đánh bắt cá ở đây.

Pháp và Mỹ đã đồng ý cử thêm nhiều chuyên gia tới Nhật trợ giúp trong việc ngăn chặn phóng xạ từ nhà máy thoát ra bên ngoài. Mỹ đang gửi một tàu hàng gồm các robot hiện đại tới Nhật Bản để đưa vào làm việc tại Nhà máy Fukushima Dai-i-chi. Những chú robot đưa tới nhà máy được gắn camera để truyền hình ảnh tới trung tâm chỉ huy. Vỏ bọc của chúng cũng phải được làm bằng chất liệu không chịu ảnh hưởng hay thay đổi từ nồng độ phóng xạ.

Hiện Nhật Bản cũng đã triển khai hai robot mang tên Monirobo có gắn camera 3D vào những khu vực nguy hiểm trong nhà máy. Điều mà các nhà khoa học đang lo ngại hiện nay là dường như sau trận động đất mạnh 8,9 độ richter, Nhật Bản vẫn chưa thể bình yên bởi trong gần 20 ngày qua, những đợt dư chấn mới vẫn liên tục tấn công khu vực Đông Bắc nước này.

Sáng 30/3, một trận động đất mạnh 6,0 richter làm rung chuyển bờ biển phía Đông của đảo Honshu. Tâm chấn trận động đất nằm ở độ sâu 30,3km

Theo CAND Online

  • Từ khóa