750 năm Thiên Trường - Nam Định
Phủ Dầy
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, triều đại Trần (1225 – 1400) là triều đại huy hoàng của lịch sử phong kiến với võ công, văn tự lẫy lừng, đã ghi vào lịch sử dân tộc những trang vàng chói lọi, làm rạng rỡ văn minh Đại Việt. Sau khi nhà Trần thay nhà Lý cai quản đất nước (1225) trung tâm quyền lực quốc gia, nơi tập trung cao nhất các cơ quan đầu não của đất nước vẫn là Thăng Long. Tức Mặc đơn thuần chỉ là quê cha, đất tổ, chỉ có Hành cung và Tiên miếu để vua làm lễ hàng năm.
Cùng với Long Hưng (Tiến Đức – Hưng Hà - Thái Bình) Thiên Trường không chỉ là quê hương, còn là nơi phát tích của vương triều Trần. Thiên Trường, đô thị trung tâm quyền lực thứ hai sau Thăng Long, đồng thời cũng là một “trường” đào tạo quan lại. Thiên Trường còn là một trung tâm văn hóa đóng góp cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc nhiều tư tưởng, đạo đức, tôn giáo, mỹ thuật, văn học… hết sức phong phú và sâu sắc, đặc biệt trên lĩnh vực giáo dục đào tạo nhân tài cho đất nước. Năm 1281, nhà Trần lập nhà học ở Phủ Thiên Trường, có thể nói đây là mốc khởi đầu cho đất học Thiên Trường. Đất Thiên Trường, ngoài những người thuộc dòng dõi hoàng tộc có điều kiện học hành để trở thành những đại tri thức, giữ các cương vị khác nhau trong triều đình như: Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Tung, Trần Đạo Tái, Trần Nguyên Đán… còn sản sinh ra không ít những nhân tài làm rạng danh nước Đại Việt, thời Trần như: Thần đồng Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên khi tròn 13 tuổi, người đối đáp với sứ thần triều Nguyên, Khiến “sứ Bắc quốc” sợ phục, hay cha con, thầy trò Đào Toàn Bân Đôn sư tích, người được tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An suy tôn là “Đại sư vô nhị” (bậc thầy lớn có một không hai)
Thiên Trường có hệ thống sông ngòi chằng chịt, kết nối với sông Hồng, sông Đáy. Điển hình như con sông Vĩnh Giang (Vĩnh Tế) không chỉ nối sông Hồng với Tức Mặc, mà còn nối Tức Mặc với Thăng Long, với căn cứ Trường Yên và ra cửa biển Đại An đi vào miền Trung hay ra mạn Hải Đông.
Đền Bảo Lộc
Thiên Trường và vùng nam đồng bằng Bắc Bộ từ xưa đã là vựa lúa của đất nước. Đất đai ở đây phì nhiêu, nông sản thực phẩm phong phú, dân cư đông đúc, xóm làng trù mật, bảo đảm nguồn cung cấp lương thực cho hành cung Thiên Trường. Để mở rộng diện tích canh tác, thời Trần rất khuyến khích các vương hầu khai hoang, thành lập các điền trang thái ấp bên cạnh việc lập các sở đồn điền như: Thái ấp của Thái sư Trần Quang Khải ở Cao Đài (Mỹ Lộc – Nam Định); Thái ấp của Trần Khánh Dư ở Dưỡng Hòa (Duy Tiên – Hà Nam). Xung quanh Thiên Trường còn cho xây dựng những kho lương như: Kho lương Trần Thương (Lý Nhân – Hà Nam); A Sào (Quỳnh Phụ - Thái Bình).
Dưới thời Lê, đơn vị hành chính phủ Thiên Trường được thay đổi theo thời gian. Lộ Thiên Trường thuộc Nam Đạo (1428) đạo thừa tuyên Thiên Trường (năm 1466), dưới thời Hồng Đức (1470 – 1497) đổi làm xứ Sơn Nam. Đến thời Tây Sơn, đổi thành Trấn Sơn Nam Hạ. Năm 1821, nhà Nguyễn đổi Trấn Sơn Nam Hạ thành trấn Nam Định. Năm 1832, đổi Trấn Nam Định thành tỉnh Nam Định. Năm 1890, chia tách tỉnh Nam Định thành hai tỉnh: Nam Định và Thái Bình. Tỉnh Nam Định còn hai phủ Xuân Trường và Nghĩa Hưng, tương đương với tỉnh Nam Định ngày nay.
Đất Thiên Trường, vốn nổi tiếng là vùng đất học. Thời Lê, cả nước có 9 trường thi Hương, trong đó có trường thi Sơn Nam. Sau khi vùng đất Thiên Trường được đổi thành Nam Định, thì trường thi Sơn Nam, được đổi thành trường thi Nam Định, nhận thí sinh các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Ninh Bình, Hưng Yên. Trường thi Nam Định là trường thi Hương quan trọng vào bậc nhất, nhì trong cả nước, đó là cái nôi đào tạo nhân tài cho các triều đại phong kiến, nơi đây đã đóng góp 82 trạng nguyên, phó bảng, Tiến sĩ và hàng nghìn cử nhân tú tài… Đầu thế kỷ XIX, do có vị trí đặc biệt quan trọng, nhà Nguyễn đã cho đắp thành Nam Định bằng đất, đến năm 1839 thì xây thành bằng gạch. Việc xây dựng thành Nam Định đã dẫn tới hình thành thành phố, phường và các khu dân cư, chợ búa… Nam Định đã nhanh chóng trở thành một đô thị sầm uất.
Như vậy suốt chiều dài lịch sử, vùng đất này luôn giữ một vai trò trung tâm văn hóa, kinh tế của cả miền duyên hải.
Ngày nay, trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, tỉnh Nam Định nói chung và Thành phố Nam Định nói riêng để giành được nhiều thành tựu, đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới. Vinh dự được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nam Định và Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại I. Xin được chia vui với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nam Định, nhân dịp đón vinh dự lớn và kỷ niệm 750 năm Thiên Trường – Nam Định (1262 – 2012).
Phạm Thanh
Tin cùng chuyên mục
- Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Saudi Arabia 29.10.2024 | 16:43 PM
- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường 22.10.2024 | 09:54 AM
- Tiểu sử Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm 03.08.2024 | 11:22 AM
- Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện 21.06.2024 | 08:50 AM
- Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024)Rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh 19.05.2024 | 17:39 PM
- Những bức thư, điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ 06.05.2024 | 15:44 PM
- Quan hệ Việt Nam - Đan Mạch phát triển tốt đẹp 21.11.2023 | 15:11 PM
- Ngày Thị giác Thế giới: Bảo vệ đôi mắt tại nơi làm việc 12.10.2023 | 17:22 PM
- Hiểu đúng về an toàn thực phẩm 07.06.2023 | 18:22 PM
- Quan hệ hữu nghị và đoàn kết truyền thống giữa Việt Nam và Cộng hòa Đông Uruguay 27.04.2023 | 09:36 AM
Xem tin theo ngày
-
Quyết tâm, hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh lần thứ nhất
- Công bố nghị quyết, quyết định thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và công tác cán bộ
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất thông qua 5 nghị quyết
- Bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ chín, Quốc hội khóa XV
- Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị triển khai cuộc kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- UBND tỉnh làm việc với các nhà đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Kỳ họp bất thường lần thứ chín: Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội