Chủ nhật, 19/01/2025, 22:10[GMT+7]

Điện khẩn số 11 của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh gửi Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp, các ngành

Chủ nhật, 28/10/2012 | 09:57:41
2,592 lượt xem
Hồi 7 giờ ngày 28/10 vị trí tâm bão ở 19,5 độ Vĩ Bắc; 106,2 độ Kinh Đông trên vùng bờ biển Thái Bình – Nghệ An. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10; vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14, biển động dữ dội. Thái Bình chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của bão số 8, vùng ven biển từ sáng sớm ngày 28/10 có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi

Bão số 8 ngoằn ngoèo từ Trung Bộ lên Bắc Bộ. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV TƯ

Theo tin của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương: Hồi 10 giờ ngày 27/10, vị trí tâm bão số 8 ở vào khoảng:16,8 độ Vĩ Bắc; 110,2 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 13, cấp 14.  Đến 7 giờ ngày 28/10 vị trí tâm bão ở 19,5 độ Vĩ Bắc; 106,2 độ Kinh Đông trên vùng bờ biển Thái Bình – Nghệ An. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 7, cấp 8, sau tăng lên cấp 9, cấp 10; vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14, biển động dữ dội. Thái Bình chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của bão số 8, vùng ven biển từ sáng sớm ngày 28/10 có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11, có mưa to đến rất to.

Đây là cơn bão mạnh, tốc độ di chuyển nhanh và còn có thể diễn biến phức tạp, để chủ động đối phó với diễn biến của bão, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh yêu cầu Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão các cấp, các ngành:

1. Thực hiện nghiêm túc nội dung Công điện khẩn số 09 CĐ/CLB hồi 15h00 ngày 24/10/2012 và Công điện khẩn số 10 CĐ/CLB hồi 9h 00 ngày 27/10/2012 của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh.

2. Giao cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì phối hợp với hai huyện ven biển Tiền Hải, Thái Thụy kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển, khẩn trương về nơi tránh trú bão an toàn; nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi; bố trí, sắp xếp tàu, thuyền tại khu neo đậu, tránh va đập gây vỡ và chìm tàu; kiên quyết không để người ở lại trên tàu, thuyền nơi neo đậu. Giao cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Nam và Bắc Thái Bình bằng mọi biện pháo tiêu nước triệt để, đề phòng mưa lớn ngập úng; Công ty Điện lực tỉnh đảm bảo đủ điện để bơm nước tiêu úng.

3. Chằng chống nhà cửa, kho tàng, trường học, bệnh viện, đảm bảo an toàn hàng hóa, thiết bị còn ở bến cảng, bãi sông, ven biển. Kiểm tra và chủ động sơ tán dân cư ra khỏi các khu vực nguy hiểm, trong các nhà yếu, trên các đầm, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, kiên quyết không để người dân còn ở ngoài đê biển khi bão đổ bộ vào bờ; tổ chức lực lượng canh gác bảo đảm an ninh, trật tự ở những khu vực phải di dời dân đi.

4. Thực hiện ngay các phương án bảo vệ công trình đêm kè, cống xung yếu, các công trình đang thi công, đặc biệt là các công trình đang thi công trên sông, đê biển.

5. Duy trì lực lượng thường trực tìm kiếm cứu nạn để xử lý khi có yêu cầu.

6. Các thành viên Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn, lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị của tỉnh và cán bộ kỹ thuật được phân công làm công tác phòng chống lụt bão năm 2012, đến ngay vị trí được phân công để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác phòng, chống lụt bão số 8.

7. Tổ chức thường trực nghiêm túc theo quy đinh, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để đối phó và xử lý kịp thời các tình huống, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh.

 

 

  • Từ khóa