40 năm chiến thắng “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không” (12-1972 - 12-2012)
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc, cùng với những thắng lợi to lớn của đồng bào và chiến sĩ ta trên chiến trường miền Nam, quân và dân miền Bắc đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ làm tốt nhiệm vụ hậu phương lớn của cả nước, đồng thời đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, đỉnh cao là đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng máy bay B.52 cuối tháng 12/1972, làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không”, buộc Chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Pari, chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, góp phần tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Chiến thắng đó góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc ta trong thế kỷ XX, mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí kiên cường, bất khuất bản lĩnh, trí tuệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Ðầu năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta bắt đầu vào giai đoạn quyết định trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao ta đều giành thắng lợi to lớn Chiến lược “Việt
Ðại tướng Võ Nguyên Giáp thông qua cách đánh B-52.
Chiến tranh càng tiếp tục kéo dài, càng khoét sâu thêm những mâu thuẫn nội bộ và khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội của nước Mỹ. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ dang đến gần, sức ép của cử tri, của phong trào phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam và các lực lượng chính trị ở Mỹ tác động mạnh mẽ đến Tổng thống Ních-xơn. Hội nghị đàm phán bốn bên tại Pari đã kéo dài 4 năm mà Mỹ vẫn chưa tìm được lối thoát. Ðến đầu tháng 10/1972, ta đưa ra dự thảo Hiệp định “Về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt
Sau khi Ních-xơn tái cử Tổng thống nhiệm kỳ hai, đế quốc Mỹ đã trắng trợn lật lọng, xóa bỏ bản dự thảo Hiệp định đã thỏa thuận với ta, đòi ta phải sửa chữa 126 điểm mà trước đó phía Mỹ đã hoàn toàn nhất trí. Kít-xinh-giơ tuyên bố ngừng đàm phán vô thời hạn với ta.
Ngày 17/12/1972, Tổng thống Ních-xơn chính thức ra lệnh tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược vào miền Bắc nước ta với tên gọi Chiến dịch “Lai-nơ-bếch-cơ II”.
- Ðế quốc Mỹ tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B.52 nhằm gây sức ép buộc ta phải chấp nhận ký Hiệp định Pari theo các điều khoản sửa đổi của chúng; đánh phá, hủy diệt tiềm lực kinh tế - quốc phòng của miền Bắc, hạn chế sự chi viện cho cách mạng miền Nam, làm tê liệt ý chí chiến đấu, quyết chiến, quyết thắng của dân tộc ta; đe dọa phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới.
- Thực hiện âm mưu này, đế quốc Mỹ đã huy động số lượng lớn máy bay, tàu chiến và các loại vũ khí vào chiến dịch. Ðây là cuộc huy động lực lượng tập kích đường không lớn nhất của đế quốc Mỹ kể từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai đến năm 1972. Trong đó, máy bay chiến lược B.52: 193/tổng số 400 chiếc hiện có của quân đội Mỹ; máy bay không quân chiến thuật: 1.077/tổng số 3.043 chiếc (có 1 biên đội máy bay F. 111 khoảng 50 chiếc); tàu sân bay: 6/24 chiếc; hơn 50 máy bay tiếp dầu trên không và một số loại máy bay phục vụ khác như: máy bay gây nhiễu từ xa, máy bay trinh sát chiến lược, chiến thuật, máy bay chỉ huy, liên lạc dẫn đường, cấp cứu; cùng 60 tàu chiến các loại của Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương.
Từ năm 1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự báo đúng tình hình và chỉ đạo Bộ Tư lệnh Phòng không phải thường xuyên quan tâm theo dõi chặt chẽ, nắm chắc về máy bay B.52 và hoạt động của nó. Ngày 7/8/1964, hai ngày sau khi đế quốc Mỹ dựng lên “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” lấy cớ đánh phá miền Bắc nước ta, Bác Hồ khẳng định: “Nhân dân ta rất yêu chuộng hòa bình nhưng nếu đế quốc Mỹ và tay sai xâm phạm đến miền Bắc nước ta thì toàn dân ta nhất định sẽ đánh bại chúng”[1]. Ngày 18/6/1965, lần đầu tiên đế quốc Mỹ sử dụng máy bay B.52 ném bom rải thảm khu vực Bến Cát (Tây Bắc Sài Gòn). Ngày 9/7/1965, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ thuộc Ðoàn Tam Ðảo, Quân chủng Phòng không - Không quân, Hồ Chủ tịch nhận định: từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng[2].
Nụ cười của cô nữ dân quân bên cạnh xác máy bay kẻ thù.
Ngày 12/4/1966, B.52 ném bom khu vực Ðèo Mụ Giạ, Quảng Bình, mở đầu việc đánh phá của máy bay chiến lược B.52 ra miền Bắc nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh đã chỉ thị Quân chủng phòng không - Không quân phải tìm cách đánh cho được B.52. Ðầu năm 1968, Bác Hồ triệu tập đồng chí Phùng Thế Tài - Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam và đồng chí Ðặng Tính - Chính ủy kiêm Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân đến báo cáo tình hình và Bác đã nhận định: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B. 52 ra đánh Hà Nội rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước tình huống này càng sớm càng tốt, để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị... Ở Việt
Ngày 5/4/1972, Quân ủy Trung ương chỉ thị cho Quân chủng Phòng không - Không quân và các quân khu: “Phải sẵn sàng đối phó với khả năng Mỹ cho không quân, kể cả không quân chiến lược đánh phá trở lại miền Bắc[4].
Nhận rõ bản chất ngoan cố, lật lọng của đế quốc Mỹ, ngay từ cuối tháng 10/1972, Trung ương Ðảng đã chỉ đạo quân và dân miền Bắc, đặc biệt là các lực lượng vũ trang đề cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu đập tan mọi hành động phiêu lưu quân sự của địch. Các địa phương miền Bắc đã huy động được lực lượng đông đảo trong thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, xây dựng lực lượng phòng không ba thứ quân vững mạnh, lấy Quân chủng Phòng không - Không quân làm nòng cốt, sẵn sàng đánh bại các cuộc tập kích đường không của địch.
Với đường lối chiến tranh nhân dân dúng đắn và sự chủ động về chiến lược, chiến dịch ta đã tổ chức xây dựng được thế trận phòng không nhân dân rộng khắp, tạo thành sức mạnh tổng hợp với các lực lượng chủ yếu là Bộ đội Ra đa, Bộ đội Tên lửa Phòng không, Bộ đội pháo Phòng không, Bộ đội Không quân tiêm kích và Lực lượng phòng không của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Ngoài ra, lực lượng công an nhân dân, cán bộ, nhân viên cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, đài phát thanh... vả nhân dân toàn miền Bắc cũng được tổ chức chặt chẽ, huy động tối đa lực lượng, phương tiện để tham gia giúp đỡ nhân dân sơ tán, giữ gìn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, san lấp, sửa chữa sân bay, làm trận địa tên lửa, cao xạ, ra đa, nguy trang cất giữ vũ khí, khí tài, báo động địch tấn công, tuyên truyền chiến thắng, động viên, khích lệ cán bộ, chiến sĩ và các lực lượng cầm súng ngày đêm canh giữ bầu trời.
Như vậy, trước khi diễn ra cuộc tập kích đường không chiến lược của dế quốc Mỹ vào miền Bắc cuối tháng 12/1972, ta đã chuẩn bị tốt và sẵn sàng cả về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật, tổ chức xây dựng lực lượng phù hợp, hoàn toàn chủ động đối phó, không bị bất ngờ trước mọi tình huống.
Trong 12 ngày đêm chiến đấu anh dũng, kiên cường, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn chưa từng có của đế quốc Mỹ, làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không”. Ðây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử “Siêu pháo đài Bay B.52” thất trận và không quân Mỹ phải chịu thiệt hại nặng nề nhất. Cụ thể, có 81 máy bay Mỹ bị ta bắn rơi, gồm: 34 chiếc B.52, 5 chiếc F.11A, 21 chiếc F4CE, 4 chiếc A6A, 12 chiếc A7, 1 chiếc F105D, 2 chiếc RA5C, 1 chiếc trực thăng HH53, 1 chiếc trinh sát không người lái 147SC. Phía Mỹ còn phải chịu tổn thất không bù đắp được là mất rất nhiều phi công.
Chỉ hơn 10 ngày, không quân Hoa Kỳ đã mất hàng trăm phi công, hầu hết là những phi công kỳ cựu, đã bay hàng nghìn giờ, là nguồn nhân lực tác chiến bậc cao của quân đội Mỹ.
Trước sự thất bại liên tiếp trong 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc, 7h sáng ngày 30/12, Tổng thống Mỹ Ních-xơn buộc phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và chấp nhận họp lại Hội nghị Pari về Việt
* Ý nghĩa lịch sử
- “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không” là một trong những chiến thắng vĩ đại ở thế kỷ XX, viết tiếp những trang sử vàng chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Chiến thắng “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không” là một trong những chiến công vĩ đại, hiển hách trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam anh hùng, ghi đậm dấu ấn lịch sử của thời kỳ đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Ðảng ta và Bác Hồ kính yêu. Chiến thắng đó là một kỳ tích vô song, mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, là chiến thắng của sức mạnh chính trị tinh thần toàn dân tộc với trí thông minh, lòng dũng cảm, ý chí quyết đánh, biết đánh và quyết thắng giặc Mỹ xâm lược.
- Chiến thắng “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không” góp phần bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giữ vững thành quả cách mạng đã giành được, tạo ra bước chuyển chiến lược căn bản về cục diện của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ðế quốc Mỹ liên tiếp thực hiện hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc mà đỉnh cao là cuộc tập kích đường không chiến lược cuối tháng 12/1972 hòng “đưa miền Bắc về thời kỳ đồ đá”. Chiến thắng “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không” đã đập tan âm mưu thâm độc của kẻ thù bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, tiếp tục củng cố niềm tin của nhân dân đối với Ðảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, thôi thúc toàn dân đoàn kết, hăng hái thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quyết tâm chiến đấu giành thắng lợi hoàn toàn ở cả hai miền Nam - Bắc.
Với Chiến thắng “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không”, ta đã thực hiện thắng lợi mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”. Chiến thắng đó tạo ra bước ngoặt căn bản, tạo tiền đề cho cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền
- Chiến thắng “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không” là chiến thắng của chế độ mới xã hội xã hội chủ nghĩa, đánh bại sức mạnh quân sự hùng hậu của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ.
Cuộc chiến đấu 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972 là cuộc đọ sức quyết liệt giữa một bên là lực lượng cách mạng dựa trên chế độ xã hội chủ nghĩa tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, với một bên là chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ với bản chất hiếu chiến, xâm lược và phản động toàn diện, có vũ khí trang bị hiện đại. Do đó, Chiến thắng “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không” là chiến thắng của chế độ xã hội mới, được bắt nguồn từ bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội và tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh mà nhân dân ta tiến hành. Chiến thắng đó chứng minh một chân lý của thời đại ngày nay: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, một dân tộc tuy đất không rộng, người không đông nhưng biết đoàn kết đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của một đảng mác xít chân chính, với đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn thì có thể chiến thắng mọi kẻ thù dù chúng có vũ khí trang bị hiện đại nhất.
- Chiến thắng “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không” góp phần dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới; làm tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của phong trào cách mạng thế giới; củng cố mềm tin chiến thắng cho các lực lượng đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội.
Chiến thắng “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không” làm thất bại toàn bộ các mục tiêu chiến lược phía Mỹ đặt ra, làm sụp đổ “thần tượng không lực Hoa Kỳ”. Sự thất bại toàn diện cả về chiến lược quân sự và chính trị của đế quốc Mỹ đã báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới. Chiến thắng đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Sau Chiến thắng “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không” và thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt
Cuộc chiến đấu 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972 có thể coi là “cuộc đụng đầu lịch sử điển hình nhất”, có ý nghĩa và nhiều tác động sâu xa cả về chính trị và quân sự, không những trong quá khứ mà cả hiện tại và tương lai. Qua đó, chúng ta đã để lại cho nhân loại yêu chuộng hòa bình và các dân tộc bị áp bức niềm tin chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa, của con đường cách mạng vô sản mà Ðảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, vì mục tiêu hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
- Chiến thắng “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không” đã chứng minh sức sống của học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và cách mạng và giá trị tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh.
Chiến thắng “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không” đã cho thấy sự đúng đắn của những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trực tiếp là học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh cách mạng và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Ðó là những quan điểm, tư tưởng về nguồn gốc, bản chất, tính chất của chiến tranh, về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng... những quan điểm, tư tưởng đó đã được Ðảng ta quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo, hiệu quả, thể hiện trong đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, kết hợp với sức mạnh thời đại để chiến thắng mọi kẻ thù.
40 năm trôi qua, chúng ta càng hiểu rõ hơn ý nghĩa và giá trị sâu sắc của Chiến thắng “Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không”. Chúng ta tin tưởng, tự hào về Ðảng ta, một Ðảng mác xít kiên cường, luôn trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có đường lối đúng đắn, sáng tạo, đã lãnh đạo toàn dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tự hào về truyền thống bất khuất, kiên cường của dân tộc ta, lòng yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta trước mọi kẻ thù xâm lược. Ðó là cội nguồn sức mạnh nội lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Ban Tuyên giáo Trung ương
[1] Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 1 1, Nxb CTQG Hà Nội, 2000, tr.304.
[2] Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 11, Nxb CTQG Hà Nội, 2000, tr.467.
[3] Nguồn sức mạnh (Bác Hồ với bộ đội phòng không), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1992, tr.38.
[4] “Ðiện Biên Phủ trên không”- chiến thắng của ý chí và trí tuệ việt Nam, Nxb QÐND, Hà Nội, 2007, tr.l06.
[5] “Ðiện Biên Phủ trên không”- chiến thăng của ý chí và trí tuệ Việt
[6] “Ðiện Biên Phủ trên không”- chiến thăng của ý chí và trí tuệ Việt
Tin cùng chuyên mục
- Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Saudi Arabia 29.10.2024 | 16:43 PM
- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường 22.10.2024 | 09:54 AM
- Tiểu sử Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm 03.08.2024 | 11:22 AM
- Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện 21.06.2024 | 08:50 AM
- Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024)Rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh 19.05.2024 | 17:39 PM
- Những bức thư, điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ 06.05.2024 | 15:44 PM
- Quan hệ Việt Nam - Đan Mạch phát triển tốt đẹp 21.11.2023 | 15:11 PM
- Ngày Thị giác Thế giới: Bảo vệ đôi mắt tại nơi làm việc 12.10.2023 | 17:22 PM
- Hiểu đúng về an toàn thực phẩm 07.06.2023 | 18:22 PM
- Quan hệ hữu nghị và đoàn kết truyền thống giữa Việt Nam và Cộng hòa Đông Uruguay 27.04.2023 | 09:36 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội trao quà tết tại Thái Bình
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Gặp mặt cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Lê Quý Đôn
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”