Thứ 3, 07/01/2025, 06:04[GMT+7]

Về Tiền Hải nghe lời hát từ bờ bãi bồi ven biển

Thứ 6, 27/08/2010 | 08:11:00
4,150 lượt xem
Theo đoàn cán bộ phòng nông nghiệp huyện, chúng tôi đi từ khu Đông sang khu Nam, với hơn 23 km bờ biển và 12.500 ha bãi triều.

Hệ thống rừng phòng hộ Tiền Hải

Dưới cái nắng tháng 6 gay gắt, chúng tôi cảm nhận được những lời hát của mênh mông những “ cánh đồng” thuỷ sản, cái mênh mông không chỉ là diện tích rộng lớn mà còn là những giá trị kinh tế to lớn mà hiệu quả từ khai thác bãi triều ven đê biển mang lại cho đất và người nơi đây. Hướng đi đúng của Đảng bộ và nhân dân huyện Tiền Hải là cơ sở để giữ cho sự phát triển kinh tế bền vững...

Bờ bãi nhả vàng, lên hàng tỷ phú.

Ngay từ khi nghề nuôi trồng thuỷ sản du nhập vào Tiền Hải, chính quyền và người dân đã sớm nhận thấy tiềm năng to lớn của nó, đặc biệt là nuôi con ngao. Xã Đông Minh có 7, 5 km bờ biển với 250ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản, đang là lợi thế để đưa xã phát triển về kinh tế biển. Đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, gia đình ông Lại Thế Lân ở thôn Minh Châu là một trong những mô hình như thế.

Từ năm 2007, ông Lân xin nhận 2ha bờ bãi ven biển của UBND xã để nuôi ngao. Ban đầu ông đầu tư gần 700 triệu đồng và vụ đầu tiên cho thắng lợi. Năm nay thời tiết thuận lợi, ông bán  ngao thu được 1, 8 tỷ đồng, trừ chi phí thu lãi gần 1 tỷ. Chúng tôi về xã “tỷ phú” Nam Thịnh, gọi là xã tỷ phú bởi nếu tính tiền tỷ thì xã có hơn trăm hộ, tiền chục tỷ đếm nhanh cũng hơn chục hộ.

Tất cả đều được mang lại từ khai thác bờ bãi ven đê biển. Đất chẳng phụ tình người, những cánh đồng thuỷ sản đã “nhả vàng” để biến thành những ngôi biệt thự không thua kém gì nơi đô thị, những chiếc xe Camrry, Inova mới cứng, có hộ có hai xe và cả xe vận tải để chuyển hàng đi bán ở các tỉnh ngoài. Anh Trần Văn Xương ở thôn Đồng Lạc (xã Nam Thịnh) có 4ha nuôi ngao, 6 tháng đầu năm anh  thu hoạch 2ha được 90 tấn, bán  1, 2 tỷ đồng, trừ chi phí thu lãi 800 triệu đồng.

Không chỉ làm giàu, anh còn đầu tư cho các con ăn học, hiện cả hai con anh đều học năm cuối của Trường Đại học Bách khoa Hà Nôị và Học viện Tài chính. Anh Xương cho biết: “ Hiệu quả mang lại từ nuôi ngao vô cùng to lớn, tôi chỉ là một hộ thu nhập tầm trung bình. ở Tiền Hải  những “đại gia ngao” nhiều lắm, có đến hàng trăm”.

Ngoài nuôi ngaon, dọc ven đê biển Tiền Hải còn xuất hiện các phong trào nuôi cá rô phi đơn tính, cua  xanh, cá song (cá mú), cá vược, tôm sú... đều cho hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là chàng thanh niên Trương Văn Trị đã tìm ra cách nuôi thành công cá vược (một giống cá chỉ sống ở nước lợ) trong môi trường nước ngọt. Mỗi năm anh Trị thu lợi nhuận cả tỷ đồng và tạo công ăn việc làm cho hàng chục thanh niên địa phương với thu nhập bình quân 1, 7 triệu đồng/ người /tháng.

Muốn bền vững, phải giữ rừng ngập mặn!

Rừng ngập mặn là bức tường xanh vững chắc để bảo vệ đê biển, bờ biển, hạn chế xói lở và các tác hại của bão lụt. Do vị trí chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất liền nên có tính đa dạng sinh học rất cao. Lượng mùn bã phong phú của rừng ngập mặn là nguồn thức ăn dồi dào nuôi dưỡng nhiều loại hải sản có giá trị cao như tôm, cua, cá bớp, sò ngán, ốc hương...Đây cũng là nơi tránh trú bão cho các tàu thuyền của ngư dân, vì vậy nó đóng vai trò quan trọng đối với đời sống các cư dân ven biển.

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, vùng rừng ngập mặn Tiền Hải hiện có khoảng 180 loài sinh sống, thuộc 145 chi của 69 họ thực vật có mạch. Thực vật nổi có tới 57 giống, 111 loài, riêng rong biển đã là 32 loài, 21 giống. Vùng cồn Thủ, cồn Vành còn là nơi trú chân cho khoảng 150 loài chim, nhiều loài như Bồ nông, cò thía, mòng biển đầu đen, cò trắng Trung Hoa, ngỗng trời... được ghi vào sách đỏ thế giới, đây cũng là điểm du lịch sinh thái lý tưởng.

Thời gian đầu, do nuôi trồng tự phát, các hộ ven biển tự ra cắm đầm, bãi dẫn đến một số nơi xảy ra tranh chấp, mất trật tự an ninh và cũng như một số địa phương khác trên cả nước do thiếu hiểu biết, lợi nhuận cao nên đã có hiện tượng đắp bờ, khoanh vùng nuôi, vô tình đã làm chết rừng ngập mặn, tạo ra việc “tôm đến, rừng tan”.

Thực hiện Nghị quyết 02 ngày 4/9/2001 của Tỉnh Uỷ Thái Bình, Ban thường vụ huyện uỷ Tiền Hải đã lập kế hoạch số 05/KH-TV ngày 11/9/2001 để hướng dẫn các cấp uỷ Đảng triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết. Trong đó, chủ trương được xác định là các xã ven biển lập quy hoạch về công tác thuỷ lợi để tưới tiêu phục vụ nuôi trồng thuỷ hải sản nước lợ; khai thác hiệu quả vùng đầm, bãi bồi; mở rộng trang trại sản xuất con giống...

Qua công tác quy hoạch, từ năm 2001 đến nay, nghề nuôi trông thuỷ sản ở Tiền Hải có bước phát triển đột phá, thể hiện ở việc tổng diện tích là 3.977ha, tăng 11,9%. Năng suất tăng cùng với diện tích đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tăng hộ giàu, đời sống nhân dân các xã ven biển được nâng lên rõ rệt. Điều quan trọng, việc tăng diện tích chủ yếu là nhờ mở rộng diện tích nuôi ngao xuất khẩu và chuyển đổi diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả, giữ nguyên được diện tích vùng đầm ngoài đê quốc gia.

Cùng với đó là “cuộc cách mạng” thay đổi trong tư duy và nhận thức của người dân nơi đây. Để bảo tồn và sử dụng có hiệu quả vùng rừng ngập mặn, từ năm 2003 đến nay, UBND huyện, các xã trong khu vực, Hội chữ thập đỏ các cấp đã tích cực tham gia công tác phục hồi, phát triển rừng ngập mặn. Bằng hoạt động thực tế của các đoàn, hội như nông dân, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến  binh, tổ trồng và bảo vệ rừng ngập mặn và cộng đồng địa phương đã tích cực tham gia tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của rừng ngập mặn.

Nhờ đó nhận thức của người dân về trồng và bảo vệ rừng đã có bước chuyển biến rõ rệt, tíach cực bảo vệ, phát triển diện tích và tự giác trồng rừng. Hộ gia đình ông Phan Văn Cường ở thôn Bình Thành (xã Nam Phú) có 60ha nuôi trồng thuỷ hải sản. Tuy còn 14 năm nữa mới hết hạn hợp đồng thuê bãi, nhưng ông đã tự nguyện làm đơn xin được dùng số đất bãi đó để trồng rừng. Ông Cường tâm sự: “ Tôi nhận thấy trồng rừng là để giữ đất bờ, bảo vệ đê, hạn chế hậu quả của lụt bão, tạo nguồn thức ăn cho các loài thuỷ sản...Phá rừng là tự sát. Tôi đã bắt đầu trồng từ tháng 3/2010 và đang đề nghị huyện hỗ trợ giống cây còn tôi sẽ bỏ công sức ra để trồng rừng”.

Sự quyết tâm vào cuộc của huyện uỷS, uỷ ban  và toàn thể cộng đồng dân cư ven biển đã đưa màu xanh của rừng ngập mặn ngày càng được phủ kín. Từ năm 2001- 2008, huyện đã trồng thêm được 4.000ha, trong đó 575ha rừng nguyên bần, 3.255 ha rừng hỗn giao, 170 ha phi lao. Những diện tích rừng ngập mặn xanh tốt ở khu vực bãi triều Nam Hưng, Nam Thịnh, cửa cống 7 (xã Nam Phú)  là những địa chỉ đầy tiềm năng hứa hẹn cho ngành du lịch sinh thái phát triển ở Tiền Hải trong một tương lai không xa.

Cuối năm 2008, UNESCO đã công nhận vùng đất ngập mặn ven biển Tiền Hải là một trong những khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng và của thế giới ở Việt Namon>. Tới đây, chương trình trồng rừng tiếp tục được triển khai thực hiện, phủ kín chỗ trống từ nguồn vốn nâng cấp đê biển và tạo đai rừng cho vùng bãi ven biển lấn ra, để những giai điệu mượt mà từ những  bãi bồi “nhả vàng” được ngân nga mãi mãi.

Phan Đức Lợi

  • Từ khóa