Nhân 67 năm Ngày Tổng tuyển cử (6-1-1946): Mốc son lịch sử của thể chế dân chủ
Cử tri ngoại thành Hà Nội bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khoá I ngày 6-1-1946. Ảnh: TTXVN
Tại Kỳ họp thứ nhất ngày 2-3-1946, Quốc hội khóa I đã công nhận Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Quốc hội khóa I (1946-1960) đã có 12 kỳ họp, xem xét và thông qua bản Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, 11 đạo luật và 50 nghị quyết, phê chuẩn Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Nhiều người ví cuộc tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 là “cuộc cách mạng thứ hai” sau Cách mạng Tháng Tám để lập ra Nhà nước dân chủ nhân dân ở Việt Nam, bởi Cách mạng Tháng Tám khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân mới chỉ là chính quyền lâm thời ở thời điểm đó. Cuộc tổng tuyển cử bằng phổ thông đầu phiếu ngày 6-1-1946 mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã thực hiện sau 4 tháng giành chính quyền mới biến khát vọng độc lập, tự do của nhân dân ta trên dải đất hình chữ S trở nên hiện thực và trọn vẹn hơn.
Mở ra kỷ nguyên tự do, dân chủ
Bà Nguyễn Thị Chiu, 92 tuổi, quê Vụ Bản (Nam Định), ở khu tập thể Viện Rau quả-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (địa bàn Gia Lâm, Hà Nội) xúc động nhớ lại ngày Tổng tuyển cử 6-1 cách đây 67 năm mà bà tham gia khi vừa mới về làm dâu ở đất Gia Lâm. Bao năm chịu cảnh nô lệ, áp bức, giờ được đi bỏ phiếu bầu ra những người ưu tú đại diện cho “chính thể” của đất nước Việt Nam làm bà vui và hãnh diện vô cùng. Đó là điều mà bà và những người phụ nữ trước đây chưa bao giờ được hưởng. Theo bà Chiu, ngày bầu cử hôm đó ai cũng vui vẻ, không khí thật náo nức vì họ được hưởng quyền độc lập, tự do…
Cuộc Tổng tuyển cử năm 1946 theo đánh giá của các nhà sử học, chính là sự đổi đời, mở ra kỷ nguyên mới trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên độc lập, tự do, đại đoàn kết toàn dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 6-1-1946 thực sự "là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt
Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận xét: Ngay vào thời điểm năm 1945 khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, không phải quốc gia nào cũng đã áp dụng chế độ phổ thông đầu phiếu như ở nước ta, kể cả quốc gia tiên tiến ở châu Âu. Nước Pháp từng tự xưng là đi "khai hóa văn minh" cho các nước khác (trong đó có Việt Nam) nhưng trước năm 1946 phụ nữ Pháp cũng không được hưởng quyền bầu cử. Thậm chí, phụ nữ Thụy Sỹ phải mãi đến năm 1971 mới được hưởng quyền bầu cử... Cho nên nguyên tắc bầu cử bình đẳng, không phân biệt nam nữ mà các sắc lệnh về Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta đã quy định càng có ý nghĩa và giá trị tiến bộ, nhân văn sâu sắc.
Luật sư Đặng Thị Minh Châu (Công ty luật ID-Gia Huy, thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cũng cho rằng: Chính nguyên tắc bầu cử bình đẳng, không phân biệt nam nữ này đã nâng địa vị người phụ nữ Việt Nam lên ngang hàng với nam giới và sánh vai cùng phụ nữ các nước có nền pháp lý dân chủ, văn minh, tiến bộ đương thời. Nguyên tắc bầu cử bình đẳng, không phân biệt, chính là nền tảng xây dựng một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân sau này.
Nền tảng đoàn kết và hòa hợp dân tộc
Theo nhiều nhà nghiên cứu, Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa khi đó chính là nền tảng mở đầu cho một thể chế dân chủ nước ta sau này. Ngay cả trong Hiến pháp khi đó cũng được thể hiện rõ nét khi quy các quyền cơ bản nhất của con người như: Quyền tự do, dân chủ, bình đẳng (về chính trị, kinh tế, văn hóa), bình đẳng giữa các dân tộc, quốc dân… Luật sư Đặng Thị Minh Châu cho rằng, Sắc lệnh số 14 SL về cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 8-9-1945 trước đó đã ghi rõ: "Nước Việt Nam sẽ theo chính thể dân chủ cộng hòa và chính phủ nhân dân toàn quốc sẽ do một Quốc dân đại hội bầu theo lối phổ thông đầu phiếu...”. Các sắc lệnh về Tổng tuyển cử sau đó cũng đều quy định một cách triệt để nội dung, nguyên tắc, yêu cầu tự do bầu cử, ứng cử của công dân, nhất là nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đây chính là nền tảng xây dựng một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân; là mô hình để xây dựng thể chế chính trị hiện đại-một Nhà nước Việt
Nhà sử học Dương Trung Quốc khi viện dẫn việc “nhường lại” 70 ghế trong Quốc hội cho Việt Quốc (Việt Nam Quốc dân Ðảng) 50 ghế, Việt Cách (Việt Nam Cách mệnh Ðồng minh Hội) 20 ghế không qua bầu cử của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh không hẳn chỉ là sự khôn khéo, nhìn xa trông rộng khi đó nhằm quy tụ, lôi kéo các tầng lớp xã hội tham gia vào Mặt trận Dân tộc thống nhất, giải quyết những phức tạp trong tình thế cực kỳ khó khăn… mà còn là minh chứng của nghĩa cử cao đẹp, đạo đức trong sáng, tất cả vì nước, vì dân của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và cán bộ Việt Minh. Mặt khác, còn thể hiện chính sách đại đoàn kết trước sau như một của Đảng, của Mặt trận Dân tộc thống nhất và đó chính là dấu mốc phát triển nhảy vọt đầu tiên của thể chế dân chủ nước Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước Việt Nam có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý, đại diện cho nhân dân Việt Nam cả về đối nội và đối ngoại. Đến nay, chính sách đại đoàn kết toàn dân vẫn được kế thừa, phát triển, góp phần đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi thác ghềnh, sóng gió đi đến thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giữ vững độc lập dân tộc, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
Nguồn Văn phòng Quốc hội
Tin cùng chuyên mục
- Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Uzbekistan 07.04.2025 | 16:25 PM
- Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Saudi Arabia 29.10.2024 | 16:43 PM
- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường 22.10.2024 | 09:54 AM
- Tiểu sử Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm 03.08.2024 | 11:22 AM
- Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện 21.06.2024 | 08:50 AM
- Những bức thư, điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ 06.05.2024 | 15:44 PM
- Quan hệ Việt Nam - Đan Mạch phát triển tốt đẹp 21.11.2023 | 15:11 PM
- Ngày Thị giác Thế giới: Bảo vệ đôi mắt tại nơi làm việc 12.10.2023 | 17:22 PM
- Hiểu đúng về an toàn thực phẩm 07.06.2023 | 18:22 PM
- Quan hệ hữu nghị và đoàn kết truyền thống giữa Việt Nam và Cộng hòa Đông Uruguay 27.04.2023 | 09:36 AM
Xem tin theo ngày
-
Phấn đấu khởi công dự án tuyến đường CT.08 vào ngày 12/5/2025
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao quyết định công tác cán bộ tại Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
- Khai mạc tuần du lịch tỉnh Thái Bình và khai trương phố đi bộ Đinh Tiên Hoàng
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Kiểm tra công tác chuẩn bị khai mạc Tuần du lịch tỉnh Thái Bình và khai trương phố đi bộ thành phố Thái Bình
- Thái Bình lựa chọn được nhà thầu xây dựng cao tốc Nam Định - Thái Bình với vốn đầu tư 19.784 tỷ đồng
- Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
- Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đại biểu đến dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Tri ân sâu sắc các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình có công trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc