Chủ nhật, 19/05/2024, 08:44[GMT+7]

Những nghệ sĩ ngâm thơ chúc Tết của Bác Hồ

Thứ 2, 04/02/2013 | 16:04:33
4,883 lượt xem
Trong cuộc đời làm nghệ thuật của mình, rất nhiều nghệ sĩ đã vinh dự và có niềm hạnh phúc lớn là được gặp Bác Hồ, được biểu diễn phục vụ các đoàn khách quốc tế, các đồng chí lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước ta. Trong số đó, đặc biệt có các nghệ sĩ ngâm thơ nổi tiếng như Trần Thị Tuyết, Linh Nhâm và Kim Liên.

Bác Hồ đọc thơ chúc Tết. Ảnh: Tư liệu

Những lần được gặp Bác, được ngâm thơ cho Bác nghe là những kỷ niệm lớn còn ghi mãi trong đời làm nghệ thuật của các nghệ sĩ.

 

Nghệ sĩ Trần Thị Tuyết là con gái của bà Nguyễn Thị Phúc - một nghệ nhân ca trù nổi tiếng, tài sắc một thời của nước ta. Thừa hưởng tài năng của mẹ và học tập không ngừng, Trần Thị Tuyết từ khi vào Ðài Tiếng nói Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng, cả nước biết tên. Một lần, chị nhận lệnh theo xe thu thanh của Ðài Tiếng nói Việt Nam vào Phủ Chủ tịch, được giao nhiệm vụ tặng hoa chúc mừng Bác Hồ vừa tròn 75 tuổi. Chị Tuyết kể: Tôi chưa kịp cầm bó hoa lên chúc Bác, thì Bác đã giơ tay chào và nói:

 

- Năm mới, Bác chúc các cháu khỏe!

 

Tôi vội vàng chạy lại:

 

- Thưa Bác, nhân dịp năm mới, chúng cháu ở Ðài Tiếng nói Việt Namon> mừng Bác mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi.

 

Bác Hồ nhận bó hoa, rồi vui cười nói:

 

- Bác cảm ơn, nhưng Bác tặng lại bó hoa đẹp này để các cô chú ở Ðài mang về đón Tết.

 

Vào phòng khách, Bác chỉ chỗ cho chúng tôi ngồi rồi vui vẻ trò chuyện. Ðồng chí lãnh đạo của Ðài xin phép được thu lời Chúc mừng năm mới của Bác để phát trên Ðài Tiếng nói Việt Namon> vào đêm giao thừa.

 

Nghệ sĩ Linh Nhâm

 

Ðồng chí Vũ Kỳ chuyển đến Bác tấm thiếp Chúc mừng năm mới màu hồng có in hình Quốc huy. Bác Hồ vui vẻ hỏi:

 

- Các chú đã chuẩn bị xong chưa? Sau đó Bác bắt đầu đọc :

 

“Ðồng bào thân mến!

Nhân dịp năm mới, tôi gửi lời chúc mừng thân ái nhất đến toàn thể đồng bào miền Bắc và miền Nam, toàn thể chiến sĩ và cán bộ, đến các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng, đến kiều bào ta ở nước ngoài.

Tôi thay mặt đồng bào ta gửi lời chúc mừng tốt lành nhất đến nhân dân các nước anh em...”

 

Chúng tôi ngồi lắng nghe từng lời của Bác,thật không ngờ mình lại vinh dự là những người đầu tiên được nghe Bác chúc mừng năm mới.Tiếp đó,Bác đọc bài thơ Chúc mừng năm mới của Bác:

 

Chào mừng Ất Tỵ xuân năm mới

Nhà nước ta vừa tuổi hai mươi

Miền Bắc xây dựng đời sống mới vui tươi

Miền Namon> kháng chiến ngày càng tiến tới

Ðồng bào hai miền thi đua sôi nổi

Ðấu tranh anh dũng, cả nước một lòng

Chủ nghĩa xã hội nhất định thắng lợi!

Hòa bình thống nhất ắt hẳn thành công!

 

Chúng tôi đã thu xong bài Chúc Mừng Năm Mới của Bác, bỗng Bác quay lại phía tôi, vui vẻ:

 

- Cháu Tuyết thử ngâm lại cho mọi người nghe đi!

 

Tôi vội đứng dậy cầm lấy tấm thiếp của Bác, vừa mừng vừa lo, song tôi đã trấn tĩnh cất giọng ngâm. Nào ngờ nghe xong Bác vỗ tay khen, rồi Bác cầm những bông hoa hồng bạch trên bàn tặng chúng tôi mỗi người một bông.Ðồng chí Vũ Kỳ nói:

 

- Ðây là hoa trong vườn Bác, do chính tay Bác vun trồng và chăm sóc đấy!

 

Chúng tôi nâng niu bông hoa Bác tặng, mà thấy lòng mình rưng rưng cảm động:

 Còn đây là câu chuyện về nghệ sĩ Linh Nhâm. Một lần Linh Nhâm cùng Ðoàn Ca múa quân đội vào biểu diễn ở Phủ Chủ tịch. Nghe Linh Nhâm hát, Bác Hồ khen có giọng ca tốt. Song Bác ân cần hỏi:

 

- Cháu có biết ngâm thơ không? Linh Nhâm thưa thật với Bác là cháu chưa biết. Bác bảo:

 

- Thế thì cháu phải học ngâm thơ để phục vụ bộ đội tốt hơn, vì bộ đội ta rất yêu thơ cháu ạ!

 

Nghệ sĩ Trần Thị Tuyết

 

 

Từ đó, nghe lời Bác, Linh Nhâm quyết tâm học ngâm thơ. Chị mở đài nghe giọng thơ của các chị Trần Thị Tuyết, Châu Loan... lại được chồng là nhạc trưởng của Ðoàn góp thêm ý kiến. Linh Nhâm chọn những bài thơ chị thích như “Lá thư Bến Tre” của Tố Hữu, “Quê hương” của Giang Nam, “Cuộc chia ly màu đỏ” của Nguyễn Mỹ, “Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi” của Nam Hà để rèn luyện và tìm cho mình một phong cách riêng.

 

Sau này, những bài thơ ấy đã trở thành những tiết mục đặc sắc của Linh Nhâm trong các buổi biểu diễn phục vụ quân đội. Và đúng như Bác Hồ đã nói, bộ đội ta rất yêu thơ và hoan nghênh nhiệt liệt.

 

Còn nghệ sĩ Kim Liên, chị kể lại: Tháng Chạp năm Mậu Thân 1968, chúng tôi đang gấp rút dựng vở “Tấm vóc đại hồng” tại nơi sơ tán, thì tôi được lệnh cấp trên điều lên Hà Nội nhận nhiệm vụ mới. Tôi nghĩ, có lẽ trên muốn thu một vài bài hát Chầu văn vì Chầu văn là tiết mục của Nam Ðịnh được cả nước yêu thích. Nhưng thật bất ngờ, đến nơi thì đồng chí Trần Lâm, Giám đốc Ðài Tiếng nói Việt Nam báo cho tôi biết là chuẩn bị để ngâm bài thơ Chúc mừng Xuân mới, xuân Kỷ Dậu của Bác Hồ. Bài thơ này của Bác còn có các chị Trần Thị Tuyết và Linh Nhâm thể hiện. Tôi thật sự lo lắng. Các chị Trần Thị Tuyết và Linh Nhâm là những nghệ sĩ đã ngâm thơ chúc Tết của Bác nhiều lần, còn tôi tuy đã nhiều lần được gặp Bác, nhưng ngâm thơ chúc Tết của Bác là công việc mới mẻ.

 

Chị nhớ lại những lần cùng Ðoàn Chèo của quê hương lên phục vụ Trung ương, được gặp Bác và Thủ tướng Phạm Văn Ðồng. Rồi lần tham gia Ðoàn nghệ thuật sang biểu diễn tại Pháp vào dịp Hội nghị Paris đang họp, do nhà thơ Huy Cận dẫn đầu, đã được bà con Việt kiều nhiệt liệt hoan nghênh. Sau lần đó, chị vinh dự được ăn cơm trưa cùng Bác. Bác bảo Kim Liên là bông sen vàng, quê Bác cũng có nhiều sen lắm. Bác còn dặn đồng chí Vũ Kỳ chuẩn bị bánh kẹo cho Kim Liên mang về cho các cháu. Sự quan tâm của Bác, khiến bây giờ chị càng lo lắng. Chị đã đọc nhiều lần bài thơ của Bác. Bài thơ chỉ có sáu câu lục bát, nhưng là một tầm nhìn chiến lược, là mệnh lệnh cho quân dân ta tiến lên giành chiến thắng cho ngày Bắc Namon> sum họp, thống nhất nước nhà. Chị đã chọn giọng sa mạc và lẩy kiều để thể hiện bài thơ của Bác.

 

Bài thơ Chúc mừng Xuân Kỷ Dậu lịch sử của Bác đã được ba nghệ sĩ: Trần Thị Tuyết, Linh Nhâm và Kim Liên thể hiện. Bác Hồ đã khen cả ba cô đều thể hiện thành công. Và đúng giao thừa năm ấy, các chiến sĩ và đồng bào cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài đã được nghe bài thơ Xuân của Bác:                    

 

“Năm qua thắng lợi vẻ vang

Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to

Vì Ðộc lập, vì tự do

Ðánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào

Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào

Bắc - Namon> sum họp, Xuân nào vui hơn!”

 

Bùi Công Bính (Sưu tầm và tổng hợp)

(210 Ðô thị Kỳ Bá, Thành phố Thái Bình)

 

  • Từ khóa