Thứ 6, 10/05/2024, 00:37[GMT+7]

Ý nghĩa của Tết Nguyên tiêu

Thứ 4, 20/02/2013 | 14:12:24
6,336 lượt xem
Xưa các cụ có câu "Tết cả năm không bằng ngày rằm tháng giêng" ý nói ngày rằm tháng giêng vô cùng quan trọng.

Ảnh mang tính minh họa

Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới (Nguyên là thứ nhất, Tiêu là đêm.) Nguyên tiêu là đêm rằm đầu tiên của một năm (ngày rằm tháng giêng âm lịch). Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng nguyên bởi vì còn có Tết Trung Nguyên ( rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên ( Rằm tháng mười)

 

Phong tục nầy bắt nguồn từ thời Tây Hán ở Trung Quốc, người ta còn tiến hành nghi thức rước đèn lồng rất đẹp mắt và long trọng. Chính vì thế, tết Nguyên Tiêu còn gọi là lễ hội lồng đèn. Ngày nay các thành phố có người Hoa sinh sống đều có tổ chức tết Nguyên tiêu một cách long trọng, nhất là tại phố cổ Hội An, tỉnh Quảng nam. Nơi đó có Hội quán Phước Kiến ( còn gọi là Chùa Phúc kiến ) nay là đường Trần phú, Phường Minh an thành phố Hội An.

 

“Hội quán Phước kiến nơi được xem là di tích và thờ nhiều vị thần nhất như: Thánh mẫu, người che chỡ, đỡ nạn cho ghe thuyền – tàu bè trên biển vượt qua giông bão; Bà chúa sinh thai, thần tài.... được mọi người dân kể cả doanh nghiệp sùng kính - để cúng nhương sao và cầu lộc, cầu phúc cho gia đình."

 

Trở lại vấn đề hội nhập văn hóa của người Việt. Vì ảnh hưởng tam giáo (Nho, Lão Phật ) Cho nên người việt cũng có Lễ Thượng Nguyên, Trong 3 lễ, thượng nguyên, Trung Nguyên, và Hạ nguyên đó trong dân gian có câu thành ngữ:

 

Rằm tháng giêng ai siêng thì quải,
Rằm tháng bảy kẻ quải, người không.
Rằm tháng mười, mười người mười quải.

 

“Quải” là từ thuần Nôm, tiếng đệm sau chữ “cúng” có nghĩa là “cúng tế”. Nhưng nếu đứng trước như từ “ quải đơm, quải cơm” chỉ về sự “kỵ, giỗ” Chú ý chữ QUẢI viết I ngắn chứ không viết Y dài. Viết chữ quảy có Y dài thì đồng âm nhưng khác nghĩa “ Quảy” có nghĩa là lấy vai chịu một đầu gánh, ý nghĩa tương tự như mang vác trên vai. Người dân gian Việt Namon> không muốn lệ thuộc vào văn hóa của nước ngoài, mà muốn có một bản sắc văn hóa riêng. Câu thành ngữ trên đã minh chứng về sự không lệ thuộc đó, không khuyến khích, mà ai siêng năng, có điều kiện kinh tế thì quải, còn không thì thôi, không ép buộc. Rằm tháng bảy cũng vậy. Riêng Hạ nguyên, rằm tháng mười vì là ngày đầu mùa gặt. Người Việt thu hoạch vụ lúa vào tháng mười, thường từ mồng 10 phải xong trước ngày 23, theo lệ thường của thời tiết, vào khoảng thời gian nầy miền Bắc hay miền Trung thường có bão lụt:

 

Ông tha mà bà chẳng tha,
Đánh nhau một trận hăm ba tháng mười.

 

Ngày nay Rằm tháng giêng người Việt theo Phật giáo hay thờ cúng ông bà cũng đi lễ Phật vào rằm tháng giêng và trở thành một tập tục chung cho đông đảo quần chúng. Nên có câu thành ngữ: “Lễ Phật quanh năm, không bằng rằm tháng giêng”. Đúng ra ngày rằm tháng giêng theo Phật giáo là ngày vía Đức Phật A Di Đà. Đa số các Chùa đều thờ Phật Thích ca, đấng giáo chủ sanh tại Ấn độ cách đây hơn 2500 năm. Chỉ những Chùa nào theo Tịnh Độ Tông thì mới thờ Phật A Di Đà, là giáo chủ cõi Thiên đường, tên riêng gọi là Tây phương Cực lạc. Pháp môn niệm Phật A Di Đà, là 1 trong 84,000 pháp môn của Đạo Phật, pháp tu đơn giản nhất, và nhanh chóng để về cõi Tây phương. Cho nên “lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng giêng” là ý nghĩa về cầu sanh Tịnh độ.

 

Nguồn Internet

  • Từ khóa