Những nhịp cầu tỉnh lúa
Nhưng đâu phải. Chỉ cần nghe qua những cái tên đậm chất dân dã đủ hình dung ra vóc dáng nhỏ nhoi của cây cầu: Cầu Phương Ngải, cầu Thanh Nê (Kiến Xương), cầu Hướng Tân (Tiền Hải), cầu Đào Xá, cầu Dụ Đại (Đông Quan), cầu Chấp Trung, cầu Rèm (Duyên Hà), cầu Anh Lệnh, cầu Hạ Tập (Thụy Anh)... Trường độ của cầu hầu hết nằm gọn trong số đo từ 5-15 mét.
Cả tỉnh nổi lên vài cây cầu cỡ 20 mét đã có tiếng rồi. Dáng dấp chỉ đến thế còn vật liệu làm cầu thì sao? Toàn là mấy thứ thợ cày thợ cấy tự chế: Gạch kết hợp vôi, cát, mật mía tạo ra trụ cầu. Mặt cầu và lan can chẳng gì khác ngoài gỗ. Sau Thế chiến thứ nhất (1914-1918) thấy lác đác xuất hiện dăm ba cây cầu lạ về kiểu dáng, mới về chất liệu mà dân gian quen gọi: Cầu xi-moong, cầu sắt. Cầu xi-moong (xi măng), cầu sắt thường rộng trên dưới 2 mét còn độ dài xê dịch từ 6-10 mét. Xi măng, sắt là vật liệu có nguồn gốc từ phương Tây thế là loại cầu này mang thêm tên “cầu Tây”. Gọi “cầu Tây” chắc là ngưỡng mộ loại cầu Tây dương tân kỳ nhưng hình như còn ẩn ý châm chọc tế nhị.
Chả là sau bao nhiêu năm đặt ách thống trị lên đầu những “nông phu” Thái Bình, thực dân Pháp chỉ chúi mũi bòn rút lúa gạo chứ có để tâm “khai hóa văn minh” như chúng thường rêu rao đâu. Chỉ riêng lãnh địa cầu cống cũng quá đủ một chứng lý: Cho đến ngày Cách mạng thành công nghĩa là sau đằng đẵng 85 năm Pháp thuộc, Thái Bình vẫn còn đó dấu ấn biệt lập: “Tỉnh ốc đảo”.
Nằm lọt thỏm giữa một mặt biển ba mặt sông nên người Thái Bình đành cha truyền con nối dựa mảnh đò gỗ ngàn đời để liên lạc với thế giới bên ngoài. Mấy dòng sông lớn ngăn cách với các tỉnh như sông Hồng, sông Luộc đã đành, ngay nội tỉnh cũng chẳng được mấy cây cầu ra tấm ra món. 62 cây cầu được đặt tên của Thái Bình suy cho cùng chỉ thuộc hạng “hương kiều”. Các cụ gọi thế vì những cây cầu này đều do các làng xã tự bắc qua kênh rạch nhỏ nhờ “móc túi” dân quê. Mãi về sau mới thấy từ Phụ Dực sang đất Vĩnh Bảo - Hải Phòng có cây cầu sắt vài chục mét mang tên : Cầu Nghìn.
Sau khi tái chiếm Thái Bình vào năm 1950, mượn thế bao vây của sông biển, quân đội Pháp hý hửng có thể (cất vó) lực lượng kháng chiến Thái Bình bất cứ lúc nào. Nhưng thật trớ trêu, thiếu cầu qua sông nhưng người Thái Bình lại thừa mưu trí phá thế bao vây để đứng chân tự tin giữa mảnh đất đồng bằng trống trải.
Trên dòng sông Hồng, sông Luộc, sông Trà, những đội tàu chiến, ca nô tuần tiễu của quân Pháp suốt ngày đêm giễu võ dương oai. Kẻ địch hết sử dụng tàu chiến lại huy động phi pháo phong tỏa tất cả các dòng sông. Nhưng “vỏ quýt dày” đã có ngay “móng tay nhọn”. Có vẻ như người dân xứ lúa không bao giờ chịu bó tay. Lớp lớp thanh niên trai tráng vẫn vượt sông Hồng, sông Luộc tìm về các chiến khu để gia nhập bộ đội Hữu ngạn, bộ đội Tả ngạn, bộ đội Chủ lực, Thanh niên Xung phong... Bộ máy kháng chiến Thái Bình vẫn liên hệ trực tiếp với cơ quan đầu não tại Thủ đô Việt Bắc... Không có cầu, qua sông bằng cách nào đây? Có cách cả đấy, nhiều nữa là khác! Bơi vo, bè mảng ấy là phương tiện vạn năng khi không có những nhịp cầu.
Vào năm 1952 có hẳn một lực lượng lớn của Sư đoàn 320 vượt sông sang hỗ trợ Thái Bình tiêu diệt sinh lực địch và mở rộng căn cứ du kích. Một loạt bè tre, bè chuối, hàng trăm thuyền nan chớp nhoáng đưa bộ đội cùng súng ống vượt dòng nước mênh mông. Khi bộ đội lên được bờ cũng vừa lúc những “chiến thuyền tối mật” này kịp phi tang biến mất hút vào những lùm cây bờ tre ở các làng ven sông.
Không có cầu những tưởng sớm muộn sẽ lâm vào tình trạng cô lập mà Thái Bình vẫn hiên ngang thế trận thôn trang chiến hết sức lợi hại. Là một ốc đảo bốn bề sông biển lại bị thít chặt bởi vòng vây ngặt nghèo của kẻ địch, ít ai ngờ rằng những vùng tự do, những làng kháng chiến lừng danh từng đua nhau sinh sôi nảy nở tiến sát hàng rào thép gai, bò tận chân các lô cốt khiến cả Tây lẫn nguỵ nơm nớp như cá nằm trên thớt. Tấm gương chị Nguyễn Thị Chiên - nữ anh hùng lực lượng vũ trang đầu tiên đã minh chứng cho tinh thần bất khuất của người dân xứ “ốc đảo” Thái Bình.
Chuyện gian khổ, chuyện chiến tranh đã lùi xa nhưng hành trình của những cây cầu xem ra vẫn dài lắm. Nhìn bề thế cây cầu Tân Đệ bắc qua sông Hồng, cầu Triều Dương bắc qua sông Luộc bây giờ nhiều bậc cao niên coi đây là bước ngoặt của đời người. Mà cũng phải thôi. ở cái xứ bốn bề sông nước hễ “qua sông” là bắt buộc phải “lụy đò” xưa nay nào ai dám mơ đến những công trình quá giang đồ sộ thế này đâu. Nhưng cây cầu xuất hiện đồng nghĩa với sự “ra đi” của thuật ngữ thời khốn khó: “ốc đảo Thái Bình”. Ai từng sống qua những ngày chen nhau xuống phà Tân Đệ, phà Triều Dương mới thấy cây cầu quý giá biết chừng nào đối với Thái Bình đất chật người đông. “Thời Tây”, Thái Bình có 62 cây cầu. Tên tuổi vậy thôi chứ tư cách cũng chỉ thuộc hạng cầu xóm, cầu làng.
Bây giờ nói đến cầu xóm, cầu làng, cầu xã, cầu huyện, về lượng đang tiến tới mức phổ cập còn về chất xem ra đã vượt quá xa những loại “cầu Tây” thời quá vãng. Dòng Trà Lý, con sông nội tỉnh lớn nhất của Thái Bình xưa kia chỉ thấy quanh năm nhọc nhằn những thân phà, những mảnh đò. Cũng trên dòng sông này hôm nay đây đã sừng sững 4 cây cầu hiện đại xe cộ xuôi ngược dập dìu.
Dọc sông Luộc, sông Hóa, sông Trà, sông Diêm... đã đọc trong dự án tên một loạt cầu mới, chắc sẽ ra đời ngày một ngày hai. Phấn chấn nhất phải kể đến sắp tới đây sẽ khởi công cây cầu đồ sộ bắc qua sông Hồng nối Hà Nam với Thái Bình tại địa phận huyện Hưng Hà.
Vậy là khép lại vai trò lịch sử của mảnh đò kẽo kẹt ngàn đời. Những cây cầu muôn hình muôn vẻ đang đảm nhiệm chức năng trọng đại giúp Thái Bình chinh phục sông ngòi, xóa thế giới ốc đảo, tiến tới hoàn thiện mạng lưới thông giữa thời đại văn minh.
Hoàng Ngọc Khuyến
Tin cùng chuyên mục
- Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Saudi Arabia 29.10.2024 | 16:43 PM
- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường 22.10.2024 | 09:54 AM
- Tiểu sử Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm 03.08.2024 | 11:22 AM
- Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện 21.06.2024 | 08:50 AM
- Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024)Rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh 19.05.2024 | 17:39 PM
- Những bức thư, điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ 06.05.2024 | 15:44 PM
- Quan hệ Việt Nam - Đan Mạch phát triển tốt đẹp 21.11.2023 | 15:11 PM
- Ngày Thị giác Thế giới: Bảo vệ đôi mắt tại nơi làm việc 12.10.2023 | 17:22 PM
- Hiểu đúng về an toàn thực phẩm 07.06.2023 | 18:22 PM
- Quan hệ hữu nghị và đoàn kết truyền thống giữa Việt Nam và Cộng hòa Đông Uruguay 27.04.2023 | 09:36 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội: Tiếp xúc cử tri tại huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Cử tri quan tâm đến việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực phát triển
- Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự hội nghị triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
- Bế mạc kỳ họp thứ tám Quốc hội khoá XV
- Trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX năm 2024 cho 36 thanh niên xuất sắc tiêu biểu
- Thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 21-KL/TW
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật