Kỷ niệm 38 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 2013) Chiến thắng của tinh thần yêu nước và trí tuệ Việt Nam
Ðánh chiếm DinhTổng thống ngụy ngày 30 - 4 - 1975
Mỗi mùa xuân đến, hơn 83 triệu người dân đất nước con Lạc, cháu Hồng không thể nào quên Ðại thắng mùa Xuân năm 1975. Ðó không chỉ là sự hoài niệm về một thời đầy hy sinh, gian khổ nhưng cũng lẫy lừng chiến công vang dội của lớp lớp cha anh đi trước, mà còn để chiêm nghiệm sâu hơn cội nguồn sức mạnh của dân tộc. Mốc son lịch sử này là sự tiếp nối truyền thống những chiến công bất diệt như Chi Lăng, Bạch Ðằng, Ðống Ða… đến Ðiện Biên Phủ gắn liền với tên tuổi của những bậc anh hùng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Ðạo, Nguyễn Trãi, Phan Ðình Phùng, Trương Ðịnh, Hồ Chí Minh…
Việt Nam đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn và hiện đại của một siêu cường là đế quốc Mỹ đã làm chấn động địa cầu, trở thành sự kiện chưa từng có, khiến cho nước Mỹ bàng hoàng, thế giới kinh ngạc. Mỹ chưa bao giờ thừa nhận chúng thua, song khi đất nước thống nhất trong Ðại thắng mùa Xuân 1975, Ních Xơn - một trong năm Tổng thống Hoa Kỳ đã phải chua chát thừa nhận: “Tấn thảm kịch Việt Nam đã làm tổn thương nước Mỹ, làm tổn hại chúng ta trong con mắt bạn bè nước ngoài, hạ thấp chúng ta trong con mắt đối phương. Nhưng nó làm tổn thương chúng ta nhiều nhất ở trong nước. Sự thất bại của chúng ta ở Việt
Cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Ðại thắng mùa Xuân 1975 cách đây đã 38 năm, nhưng ý nghĩa của nó vẫn còn tỏa khắp, nhất là mỗi độ xuân về trên đất nước Việt Nam. Với đại thắng hào hùng và oanh liệt mùa Xuân 1975 đã ghi những trang vàng chói lọi vào lịch sử dân tộc Việt Nam, thật đáng tự hào. Với khí thế hào hùng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và thời cơ “một ngày bằng 20 năm”, chỉ trong 55 ngày đêm, với sức mạnh áp đảo cả về quân sự và chính trị, quân và dân ta đã giành được toàn thắng bằng ba chiến dịch then chốt: Chiến dịch Tây Nguyên; Chiến dịch giải phóng Huế - Ðà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Với khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã nhanh chóng dẫn đến sự kiện 30/4/1975. Hơn một triệu ngụy quân và cả bộ máy ngụy quyền Sài Gòn bị xóa sổ, đất nước đi đến thống nhất. Sự kiện này là ý chí, nguyện vọng và niềm tin tất thắng của dân tộc, đồng thời cũng là chân lý của thời đại. Ý chí và niềm tin toàn thắng của cả dân tộc Việt Nam không chỉ bày tỏ sâu sắc trong “Lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước” của Bác Hồ vào tháng 7-1966: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa... song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do. Ðến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”(2). Tiếp đó, Người đã nhấn mạnh “Vì độc lập, vì tự do/ Ðánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào/ Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào/ Bắc
Thắng lợi vĩ đại ngày 30/4/1975 đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước lâu dài, đầy gian khổ hy sinh, nhưng rất anh dũng, kiên cường của quân dân ta, là thắng lợi mang ý nghĩa dân tộc và ý nghĩa thời đại sâu sắc, là kết quả sự nỗ lực vượt bậc, chiến đấu hy sinh, nêu cao tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Ðại thắng mùa Xuân 1975 là bản anh hùng ca tuyệt đẹp của chủ nghĩa yêu nước, là một “biểu tượng Việt
Ðể có được những hoa thơm, trái ngọt nhân dân ta đã phải đổ biết bao mồ hôi, xương máu. Lòng yêu nước, bản lĩnh, ý chí tự lực, tự cường, trí tuệ sáng tạo và các giá trị văn hóa Việt Nam luôn được bồi đắp và tỏa sáng, tạo thành sức mạnh của dân tộc, vượt qua mọi khó khăn thách thức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng hiện nay”, gắn với Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị theo chuyên đề năm 2013 “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”, xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
(1) Richard Nixơn - 1999: chiến thắng mà không cần chiến tranh, Nxb. Simon and Schuster.
(2) Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, H.2000, tập 12, tr.108.
Thanh Hoàng
(56/66 Trần Phú, phường Cái Khế, Thành phố Cần Thơ)
Tin cùng chuyên mục
- Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Uzbekistan 07.04.2025 | 16:25 PM
- Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Saudi Arabia 29.10.2024 | 16:43 PM
- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường 22.10.2024 | 09:54 AM
- Tiểu sử Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm 03.08.2024 | 11:22 AM
- Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện 21.06.2024 | 08:50 AM
- Những bức thư, điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ 06.05.2024 | 15:44 PM
- Quan hệ Việt Nam - Đan Mạch phát triển tốt đẹp 21.11.2023 | 15:11 PM
- Ngày Thị giác Thế giới: Bảo vệ đôi mắt tại nơi làm việc 12.10.2023 | 17:22 PM
- Hiểu đúng về an toàn thực phẩm 07.06.2023 | 18:22 PM
- Quan hệ hữu nghị và đoàn kết truyền thống giữa Việt Nam và Cộng hòa Đông Uruguay 27.04.2023 | 09:36 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam