Những dấu mốc lịch sử cách mạng Tháng Tám năm 1945
Ảnh tư liệu
Tháng 10/1944, Bác Hồ từ Trung Quốc về Cao Bằng. Người quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa của các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn vì thời cơ chưa đến. Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ra đời ngày 12/3/1945 là một văn kiện lịch sử có ý nghĩa chỉ đạo hành động, chuẩn bị mọi lực lượng để đón thời cơ khởi nghĩa một cách chủ động đã được Đảng và Bác Hồ sớm đề ra phù hợp với tình hình lúc đó.
Chúng ta đã tận dụng triệt để những thuận lợi cơ bản vào thời điểm lịch sử đó khi phát xít Nhật hoang mang; chính phủ Trần Trọng Kim yếu thế; quân Đồng minh chưa vào nước ta; quân Pháp có tham vọng quay trở lại Việt Nam.
Từ ngày 13 đến ngày 15/8/1945, Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) nhận định thời cơ đã đến, quyết định Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Ngay trong đêm 13-8-1945, Ủy ban khởi nghĩa đã ra Quân lệnh số 1. Bác Hồ đã khẳng định: Lúc này, thời cơ thắng lợi đã đến, phải kiên quyết giành cho được độc lập.
Ngày 16 và 17-8-1945, Đại hội Quốc dân tại Tân Trào, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng cộng sản Đông Dương, thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, thành lập Ủy ban Dân Tộc giải phóng do Bác Hồ làm Chủ tịch. Trong thư kêu gọi đồng bào cả nước, Bác chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Chúng ta không thể chậm trễ.
Ngày 19/8/1945, Tổng khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội và chỉ trong vòng 15 ngày, cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước.
Thời cơ khởi nghĩa tháng Tám 1945 chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn, từ sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước lúc quân Đồng minh tiến vào nước ta giải giáp quân Nhật. Nếu khởi nghĩa sớm hơn, khi Nhật chưa đầu hàng thì sẽ khó khăn, vì kẻ địch lúc này tuy có suy yếu, nhưng vẫn còn lực lượng để chống cách mạng. Ngược lại, nếu Tổng khởi nghĩa muộn hơn, khi quân Anh, theo gót quân Pháp và quân Tưởng (Tàu), tiếp đến là Mỹ đã nhảy vào nước ta, lúc cách mạng chưa giành được chính quyền. Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim sẽ tiếp xúc với bọn đế quốc phục vụ cho chúng. Lúc đó, thời cơ giành chính quyền không còn nữa, cách mạng sẽ khó khăn.
Lịch sử diễn ra đã chứng minh rằng, Tổng khởi nghĩa không thể lấy thời điểm nào khác ngoài thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã chọn. Vận dụng yếu tố thời cơ giành thắng lợi cho cách mạng tháng Tám năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đạt đến độ thiên tài.
Đồng chí Trường Chinh trong tác phẩm “Cách mạng Tháng Tám” đã phân tích thời cơ khi Tổng khởi nghĩa nổ ra như sau: “Nếu ngày 9/3/1945, Nhật vừa đánh đổ Pháp mà cuộc khởi nghĩa đã nổ ra nhanh thì cách mạng có thể tổn thất nhiều và chính quyền chưa thể thành lập trong toàn quốc, vì lực lượng Nhật lúc đó còn khá vững, có thể tiêu diệt quân cách mạng ở những nơi không có thể giữ. Cho nên lúc đó chỉ khởi nghĩa bộ phận giành chính quyền địa phương. Nếu sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, mà nhân dân ta bị động trông chờ quân Đồng minh vào “giải phóng”cho, không tức thời nổi dậy giành chính quyền toàn quốc thì sẽ ra sao? Hai trường hợp có thể xảy ra đó là: Chính phủ bù nhìn tay sai của Nhật đứng ra vỗ ngực “thoát ly ảnh hưởng Nhật” và tự xưng là “độc lập, dân chủ” để đầu hàng Anh, Mỹ chứ không phải để giải phóng dân tộc. Hoặc Pháp sẽ ngóc đầu dậy, thu thập sức tàn ở Đông Dương quay trở lại cùng với bọn Việt gian thân Pháp lập chính quyền bù nhìn thân Pháp trong toàn quốc và tuyên bố thi hành tuyên ngôn ngày 24/3/1945 cho Đông Dương “tự trị”. Cả hai trường hợp ấy đều vô cùng nguy hiểm”.
Sau này, bài học thời cơ cách mạng Tháng Tám đã được Đảng ta vận dụng sáng tạo, đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đến thắng lợi hoàn toàn, giành độc lập trọn vẹn cho Tổ quốc Việt Nam.
Nguyễn Tấn Tuấn
(Sở Văn hóa , Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định)
Tin cùng chuyên mục
- Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Uzbekistan 07.04.2025 | 16:25 PM
- Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Saudi Arabia 29.10.2024 | 16:43 PM
- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường 22.10.2024 | 09:54 AM
- Tiểu sử Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm 03.08.2024 | 11:22 AM
- Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện 21.06.2024 | 08:50 AM
- Những bức thư, điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ 06.05.2024 | 15:44 PM
- Quan hệ Việt Nam - Đan Mạch phát triển tốt đẹp 21.11.2023 | 15:11 PM
- Ngày Thị giác Thế giới: Bảo vệ đôi mắt tại nơi làm việc 12.10.2023 | 17:22 PM
- Hiểu đúng về an toàn thực phẩm 07.06.2023 | 18:22 PM
- Quan hệ hữu nghị và đoàn kết truyền thống giữa Việt Nam và Cộng hòa Đông Uruguay 27.04.2023 | 09:36 AM
Xem tin theo ngày
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thái Bình viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị