Thái Bình cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược
Bộ đội địa phương Thái Bình tạm biệt quê hương lên đường vào Nam chống Mỹ.
Ðầu năm 1958, Bộ Quốc phòng chỉ đạo thí điểm về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự ở các tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nghệ An. Quân khu Tả Ngạn thí điểm ở Hải Dương, đầu năm 1959 triển khai trong toàn Quân khu. Tại Thái Bình, tháng 1/1959, 4 đoàn khám sức khỏe của tỉnh do Thường trực Ủy ban Hành chính tỉnh dẫn đầu về các huyện: Tiên Hưng, Quỳnh Côi, Vũ Tiên, Kiến Xương… làm nhiệm vụ tuyển quân. Trong năm 1959 đã có 87% thanh niên trong độ tuổi của các huyện đăng ký khám tuyển nghĩa vụ quân sự. Ngày hội giao quân có 3.832 thanh niên lên đường nhập ngũ, vượt 53,4% chỉ tiêu trên giao.
Trong giai đoạn 1960 - 1965, cùng với nhiệm vụ xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Ðảng bộ và nhân dân Thái Bình vừa nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyển quân chi viện cho chiến trường miền Nam. Chỉ tính riêng trong năm 1965, Thái Bình đã tổ chức 4 đợt tuyển quân lớn và nhiều đợt bổ sung với số người lên đường nhập ngũ chiếm 1,75% dân số, 4,5% lực lượng lao động nói chung và 12% lao động nam. Thực hiện lệnh động viên cục bộ năm 1965 và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong 4 năm (1965 - 1968), Thái Bình không chỉ giao 20.000 quân mà còn xây dựng, bổ sung từ đại đội đến tiểu đoàn và nhiều tiểu đoàn dẫn quân vào thẳng chiến trường. Ðộng viên trong 4 năm (1965 - 1968), Thái Bình đã tiễn đưa 76.038 con em lên đường nhập ngũ, chiếm 6,2% dân số toàn tỉnh, trong đó có 8.084 đảng viên, 51.758 đoàn viên thanh niên, 855 nữ, 1.030 thanh niên Công giáo, 19.350 quân nhân tái ngũ, 756 cán bộ, công nhân viên đang công tác trong các cơ quan nhà nước. Chất lượng quân nhân được nâng lên, đa số đều có kiến thức quân sự nhất định của chiến sĩ bộ binh và có trình độ văn hóa cấp II, trải qua nhiều lần học tập và sinh hoạt chính trị…
Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968, công tác tuyển quân của tỉnh gặp một số khó khăn như: nguồn tuyển quân tuổi 18 - 25 đã cạn, thể lực thanh niên phát triển không kịp, số thanh niên còn lại đủ chỉ tiêu hầu hết ở các cơ sở yếu, tư tưởng của một bộ phận nhỏ thanh niên dao động. Trước tình hình đó, Hội đồng Tuyển quân tỉnh vẫn quyết tâm “giao đủ quân, chất lượng cao”. Nhiều địa phương một mặt làm tốt chính sách hậu phương quân đội, một mặt đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn tỉnh hướng ra tiền tuyến” và các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi trên các lĩnh vực… Nhờ vậy, giai đoạn 1969 - 1971, công tác tuyển quân của Thái Bình đã vượt qua khó khăn, hoàn thành và vượt chỉ tiêu giao quân. Nhiều địa phương có sự bứt phá, giao vượt chỉ tiêu từ 71% - 86% như Ðồng Phú (Ðông Hưng), Minh Khai (Hưng Hà), Thái Phúc (Thái Thụy)…
Ngày hội tòng quân của tuổi trẻ huyện Kiến Xương năm 2015.
Những năm 1973 - 1975, quán triệt đường lối, chủ trương cách mạng của Ðảng, chỉ đạo của Hội đồng Chính phủ, của Quân khu, quân và dân Thái Bình nhận thức sâu sắc nhiệm vụ tổ chức, huy động lực lượng chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến là một công tác chủ yếu, nhiệm vụ hàng đầu của Ðảng bộ, quân và dân tỉnh nhà. Ðầu năm 1975, Ủy ban Hành chính tỉnh chỉ đạo các huyện, thị xã tập trung làm tốt nhiệm vụ tuyển quân gắn với thực hiện chính sách hậu phương quân đội, xác định đây là việc làm của toàn Ðảng, toàn dân, bằng cả chính trị, tư tưởng và tình cảm. Quản lý hậu phương quân đội toàn diện, rộng khắp đối với từng người, tác động đến toàn xã hội. Trong 3 năm, Thái Bình đều vượt chỉ tiêu giao quân theo quy định, được Hội đồng Chính phủ biểu dương là một trong 17 tỉnh, thành phố của miền Bắc tuyển quân giỏi và là tỉnh tuyển quân có tỷ lệ so với dân số cao nhất miền Bắc, 3 địa phương (Tiền Hải, Thái Thụy và thị xã Thái Bình) nằm trong 26 huyện tuyển quân xuất sắc của miền Bắc.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1959 - 1975), Thái Bình đã tiễn đưa 178.114 thanh niên lên đường nhập ngũ, gia đình quân nhân đi B, C qua các năm (1966 - 1975) là 370.125 gia đình. Bộ đội Thái Bình bổ sung cho chiến trường nào, đơn vị nào, ở đâu cũng có ấn tượng, tình cảm tốt, nhiều người lập công xuất sắc. Ðến năm 1978, đã có 26 người được Ðảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Hầu hết các tỉnh miền
Cùng với thành tích trong những năm đầu chống Mỹ, cứu nước, trong ba năm cuối của cuộc kháng chiến, quân và dân Thái Bình đã được Ðảng, Nhà nước tặng thưởng 276 huân chương kháng chiến vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác tuyển quân.
![]() |
Ðại tá Ðào Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Các địa phương của Thái Bình luôn phát huy tốt truyền thống “Thóc thừa cân, quân vượt mức”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ. Ðể tiếp tục thực hiện thắng lợi công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ nói riêng, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương nói chung, cơ quan quân sự các cấp tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và hội đồng nghĩa vụ quân sự thực hiện đồng bộ các giải pháp, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để động viên thanh niên lên đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giữ vững ổn định xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh. |
![]() |
Ðại tá Nguyễn Văn Hán, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Những đóng góp của Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân Thái Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là nhiệm vụ chi viện sức người cho các chiến trường miền Nam luôn là dấu son chói lọi hòa vào lịch sử vẻ vang của dân tộc. Quân và dân Thái Bình đã cùng cả nước ra quân trong mùa xuân lịch sử với tinh thần “Ði đến nhanh, đánh thắng nhanh” và với khí thế “Thần tốc, bất ngờ, táo bạo, chắc thắng”. Ở mặt trận nào, trận đánh nào cũng có những người con Thái Bình ghi danh vào lịch sử, làm vẻ vang quê hương. |
![]() |
Cựu chiến binh Mai Song Hạc, thôn Ðông Tiến, xã Hồng Tiến, Kiến Xương. Năm 1966, khí thế chống Mỹ cứu nước sôi sục trong các tầng lớp nhân dân ở các tỉnh, thành phố miền Bắc. Với sự khích lệ của phong trào thanh niên “Ba sẵn sàng”, lớp thanh niên chúng tôi ngày ấy nô nức viết đơn tình nguyện tòng quân nhập ngũ. Ngày ấy, chúng tôi chỉ mới mười tám, đôi mươi nhưng suy nghĩ rất chín chắn, sẵn sàng gác lại hạnh phúc riêng để hướng về tiền tuyến, hướng về miền Nam ruột thịt với ý chí quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. |
Tất Đạt
Tin cùng chuyên mục
- Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Uzbekistan 07.04.2025 | 16:25 PM
- Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Saudi Arabia 29.10.2024 | 16:43 PM
- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường 22.10.2024 | 09:54 AM
- Tiểu sử Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm 03.08.2024 | 11:22 AM
- Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện 21.06.2024 | 08:50 AM
- Những bức thư, điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ 06.05.2024 | 15:44 PM
- Quan hệ Việt Nam - Đan Mạch phát triển tốt đẹp 21.11.2023 | 15:11 PM
- Ngày Thị giác Thế giới: Bảo vệ đôi mắt tại nơi làm việc 12.10.2023 | 17:22 PM
- Hiểu đúng về an toàn thực phẩm 07.06.2023 | 18:22 PM
- Quan hệ hữu nghị và đoàn kết truyền thống giữa Việt Nam và Cộng hòa Đông Uruguay 27.04.2023 | 09:36 AM
Xem tin theo ngày
-
Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị