Thứ 4, 24/07/2024, 06:13[GMT+7]

Anh hùng Nguyễn Văn Kháng “Có lệnh là cất cánh chiến đấu”

Thứ 3, 21/04/2015 | 10:28:40
1,800 lượt xem
Hòa chung không khí của những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi tìm về thăm cựu chiến binh Nguyễn Văn Kháng (thôn Minh Châu, xã Đông Huy, huyện Đông Hưng) - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam. Chiến công của ông gắn liền với những trận không kích mang tính quyết định của Trung đoàn Không quân 935 anh hùng.

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Kháng.

 

Sinh năm 1949, năm 18 tuổi, Nguyễn Văn Kháng nhập ngũ và được cử đi học lái máy bay Mig-17 tại Vân Nam (Trung Quốc). Đến tháng 8/1970, ông được cử đi học lái máy bay Mig-21 tại Liên Xô. Tháng 8/1974, ông về nước và được biên chế về Trung đoàn Không quân 927, Sư đoàn 371 đóng quân tại Yên Bái. Ngày 30/4/1975, miền Namon> hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, đơn vị ông Kháng được lệnh vào tiếp quản sân bay Biên Hòa (Đồng Nai).

 

Ngày 21/5/1975, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Trung đoàn Không quân 935 đóng quân tại sân bay Biên Hòa, điều động hai phi đội từ Sư đoàn 371 sang làm lực lượng chủ lực, sử dụng các máy bay chiến lợi phẩm như A37, F5. Trong đó, F5 là loại máy bay tiêm kích siêu âm hạng nhẹ của Mỹ được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ tiêm kích. Khi đó, đích thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào tận sân bay Biên Hòa giao nhiệm vụ cho Trung đoàn Không quân 935 phải nhanh chóng làm chủ các loại máy bay thu được của Mỹ - ngụy, trong đó có máy bay F5 để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đây là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, bởi số tài liệu, hồ sơ ít ỏi về máy bay F5 để lại toàn bằng tiếng Anh, trong khi phi công của ta chỉ thạo tiếng Nga. Với ý chí quyết tâm vượt lên khó khăn, toàn đơn vị đã mày mò, nghiên cứu, hăng say học hỏi để làm chủ loại máy bay này. Và chỉ 6 ngày sau, ngày 27/5/1975, phi công của đơn vị đã bay thành công chuyến F5 đầu tiên, mở đầu cho chiến dịch khai thác F5 phục vụ chiến đấu.

 

Năm 1978, Polpot xua quân ồ ạt xâm lấn biên giới Tây Namon> của Tổ quốc. Trước tình hình đó, Trung đoàn Không quân 935 được giao nhiệm vụ tham gia chiến đấu trên các hướng, trực tiếp chi viện hỏa lực cho Quân đoàn 3, Quân đoàn 4, Quân khu 7, Quân khu 9. Toàn đơn vị sục sôi khẩu hiệu: “Người lái sẵn sàng, máy bay sẵn sàng. Có lệnh là cất cánh chiến đấu”. Ngày 6/5/1978, phi đội của ông Kháng được lệnh không kích các mục tiêu trận địa của quân Khơ me đỏ và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đây được ghi nhận là ngày đánh thắng trận đầu của Trung đoàn. Trong suốt các chiến dịch phản công, phi đội của ông Kháng đã xuất kích hàng trăm chuyến với biên đội từ 4 - 8 chiếc A37, F5/lần, không kích sở chỉ huy địch, phá hủy các trận địa phòng thủ, phương tiện, vũ khí... của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho các sư đoàn bộ binh, xe tăng tấn công tiêu diệt quân Khơ me đỏ.

 

Tham gia xuất kích 49 trận, ông Kháng đã cùng biên đội diệt 400 tên địch, phá hủy 6 xe M113, 12 súng 12,7 ly, 2 khẩu pháo 40 ly, 5 xe vận tải, 1 căn cứ hậu cần của địch, đánh chìm 3 tàu. Với những thành tích xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Namon>, ngày 20/2/1979, Thượng úy Nguyễn Văn Kháng vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và cùng nhiều huân chương, huy chương, bằng khen.

 

40 năm đã trôi qua, người lính năm nào từng sống, chiến đấu với niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng của dân tộc giờ đã bước qua tuổi lục tuần. Thế nhưng, trong từng lời kể của ông ấy vẫn đầy ắp những cảm xúc rạo rực và tự hào khi được góp phần công sức nhỏ bé cho thắng lợi chung. Với ông, ký ức về những ngày chiến đấu trong lực lượng không quân mãi là những ký ức đẹp đẽ nhất, kiêu hãnh nhất.

 

Nguyễn Hậu

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày