Kỷ niệm trận đánh cuối cùng ngày 30/4/1975
Các cựu chiến binh Sư đoàn 390.
Vốn là những người lính của Trung đoàn Triệu Hải anh hùng (sau này là Trung đoàn 27), chúng tôi lên đường vào chiến trường với tất cả nhiệt huyết của đội quân chiến thắng và náo nức giành chiến thắng. Trở lại chiến trường, đơn vị tham gia nhiều trận đánh, cùng với các đơn vị bạn giải phóng nhiều địa phương như Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, thị xã Tân Uyên, Bình Dương... Nhưng trận đánh để lại trong tôi dấu ấn sâu sắc nhất, nhiều niềm vui và nỗi ám ảnh nhất là trận đánh tại Lái Thiêu sáng ngày 30/4/1975 lịch sử.
6 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, sau khi hoàn thành nhiệm vụ luồn sâu, lót sẵn cùng đơn vị bạn giải phóng quận lỵ Lái Thiêu, theo chỉ lệnh của Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu (sau này là Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng), chúng tôi phải lập tức chuẩn bị hành quân vào nội thành Sài Gòn đánh trận cuối cùng với quyết tâm cắm cờ trên Bộ Tổng tham mưu và Trung tâm Lục quân công xưởng của quân đội Việt Nam Cộng hòa tại quận Gò Vấp. Sau khi ăn sáng thanh lương khô, chia nhau ngụm nước trong bi đông, đúng 7 giờ cuộc hành quân bắt đầu. Đi đầu đội hình hành quân là Tiểu đoàn 5 bộ binh, tiếp theo là Đại đội 16 (súng máy 12,7 ly), sau đó là Đại đội 14 (cối 82 và DKZ) và các đơn vị phối hợp khác. Dọc đường hành quân, hai bên đường nhân dân vẫy cờ hoa chào mừng quân giải phóng. Các đơn vị lần lượt rời quận lỵ Lái Thiêu ra quốc lộ 13 tiến vào Sài Gòn. Đến lượt Đại đội tôi vừa ra tới quốc lộ thì từ hướng Bắc tiếng xe tăng, ô tô, xe bọc thép gầm rít, đạn pháo bắn cày xé mặt đường, nhân dân chạy tán loạn, tiếng kêu la thất thanh mỗi lúc một gần. Từ Bình Dương và Trung tâm Huấn luyện Huỳnh Văn Lương của Sư đoàn 5, quân địch mở đường máu về tử thủ bảo vệ Sài Gòn. Địch đã đến quá gần, không còn kịp dùng DKZ - sát thủ diệt tăng, chúng tôi dùng AK và lựu đạn cận chiến. Tôi may mắn chọn được ụ bê tông của cột điện cao thế làm vật chắn, bình tĩnh nhằm bắn những tên ngồi trên nóc xe tăng đang điên cuồng xả đạn vào đội hình ta. Ở phía trước, một khẩu đội của Đại đội 12,7 ly bắn vào đội hình địch, xe bọc thép địch chồm lên đè gãy khẩu 12,7 ly của ta. Bị bộ đội ta phản công quyết liệt, một chiếc xe tăng địch hoảng hốt đâm thẳng vào cột điện cao thế nơi tôi đang nằm bắn. Rất may, cây cột điện cao thế được làm bằng bê tông cốt thép đã ôm chặt lấy đầu xe tăng địch, cứu cho tôi không bị nghiền nát. Cú đâm quá mạnh khiến tên địch lái xe tăng bị chết. Quân địch tiếp tục mở đường máu rút về Sài Gòn trên những chiếc xe DMC chở đầy lính. Đại đội hỏa lực của chúng tôi hành quân sau cùng trở thành quân tiên phong đánh chặn. Càng đánh chúng tôi càng bình tĩnh đến lạ kỳ. Các tay súng AK là tiểu đội trưởng, trung đội phó như tôi lợi dụng địa hình, địa vật hai bên đường nhằm lái xe, lốp xe để bắn. Xe địch bị trúng đạn đâm vào nhau tắc cả đoạn đường, các pháo thủ dùng lựu đạn tấn công vào đội hình địch. Những chiếc chạy thoát tiếp tục bị Đại đội 12,7 ly và Tiểu đoàn 5 bộ binh phía trước tiêu diệt. Sau gần 1 giờ chiến đấu, không còn thấy quân địch tiếp tục mở đường máu, bỗng dưng trời nổi giông tố, mưa như trút nước dập tắt đám cháy từ những chiếc xe ô tô. Toàn bộ xe tăng, xe ô tô, xe bọc thép và quân lính địch tham gia mở đường máu bị tiêu diệt và bắt sống, trong đó có 1 pháo tự hành được mệnh danh là “vua chiến trường” và chiếc xe tăng đã đâm vào cột điện, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Binh đoàn Quyết Thắng. Ngay sau trận mưa, toàn bộ lính từ Trung tâm Huấn luyện Huỳnh Văn Lương gần 1.700 tên trần trụi ra hàng. Cũng ngay sau đó, trên hệ thống phát thanh, chúng tôi nghe Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Việt Nam Cộng hòa kêu gọi sĩ quan, binh sĩ Việt Nam Cộng hòa buông súng đầu hàng không điều kiện quân giải phóng. Chúng tôi ôm nhau reo hò trong ngập tràn nước mắt sung sướng.
40 năm đã trôi qua kể từ ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mỗi khi nhớ về ngày 30/4/1975 lịch sử, trong tôi lại trào dâng niềm vui chiến thắng quá đỗi tự hào; bản thân tôi trong Chiến dịch lịch sử này được Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Ba.
Nguyễn Công Mỵ
CCB Trung đoàn Triệu Hải
Tin cùng chuyên mục
- Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Uzbekistan 07.04.2025 | 16:25 PM
- Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Saudi Arabia 29.10.2024 | 16:43 PM
- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường 22.10.2024 | 09:54 AM
- Tiểu sử Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm 03.08.2024 | 11:22 AM
- Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện 21.06.2024 | 08:50 AM
- Những bức thư, điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ 06.05.2024 | 15:44 PM
- Quan hệ Việt Nam - Đan Mạch phát triển tốt đẹp 21.11.2023 | 15:11 PM
- Ngày Thị giác Thế giới: Bảo vệ đôi mắt tại nơi làm việc 12.10.2023 | 17:22 PM
- Hiểu đúng về an toàn thực phẩm 07.06.2023 | 18:22 PM
- Quan hệ hữu nghị và đoàn kết truyền thống giữa Việt Nam và Cộng hòa Đông Uruguay 27.04.2023 | 09:36 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam