Bác Hồ - những năm tháng đầu tiên trên quê hương cách mạng tháng mười
Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, cuộc cách mạng đã mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử loài người! Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết :
"Những tiếng súng lớn của chiếc tàu Rạng Đông bắn vào lúc Cách mạng nổ bùng đã và đang vang dội khắp thế giới. Cái tên Rạng Đông thật có ý nghĩa và cũng từ đó mà loài người tiếp tục thoát khỏi đêm tối và chào đón Rạng Đông !"(1)
Trong bài viết "Con đường dẫn tôi đến Chủ nghĩa Lênin", in trên Báo Nhân Dân ngày 22 tháng 4 năm 1960, Bác Hồ đã viết :"Ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lúc ấy tôi làm thuê ở Paris và thường rải truyền đơn tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Lúc bấy giờ, tôi ủng hộ Cách mạng Tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự nhiên. Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình… “Nhưng sau này, khi hoạt động trong Đảng cộng sản Pháp, được đọc "Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa" đăng trên Báo Nhân Đạo, Bác Hồ đã viết: tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ và tin tưởng biết bao !
Và cũng từ đó, Người luôn luôn mong ước có dịp được đặt chân đến đất nước của Lênin, đến quê hương của Cách mạng Tháng Mười.
Một hôm, một cán bộ của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Pháp báo tin :
- Đồng chí Nguyễn, đồng chí Manuinxki, đại diện Ban chấp hành Quốc tế cộng sản đã đề nghị với Ban lãnh đạo Đảng cử đồng chí sang nước Nga Xô viết làm việc tại Quốc tế cộng sản. Đã có quyết định về vấn đề này rồi. (2)
Nghe báo tin mà anh Nguyễn không tin ở tai mình nữa. Phải chăng ước mơ của anh đang được thực hiện và anh sẽ nhìn thấy Tổ quốc của Cách mạng Tháng Mười, sẽ nhìn thấy Matxcơva và Lênin ?Anh nhớ lại cuộc gặp gỡ với Manuinxki ở đại hội lần thứ ba của Đảng cộng sản Pháp. Với tư cách là đại biểu duy nhất của các thuộc địa, anh được bầu vào đoàn chủ tịch. Tại đây anh đã đọc một bài diễn văn ngắn về vấn đề thuộc địa. Đồng chí Manuinxki và mọi người rất thích bài diễn văn sôi nổi của đại biểu Việt
Sau này, chính đồng chí Manuinxki đã đề nghị để đồng chí Nguyễn ái Quốc tới Mátxcơva. Hồi ấy, Từ Pháp đi Nga là một việc cực kỳ nguy hiểm, vì chính quyền Pháp vẫn giữ chính sách thù địch với Nhà nước Xô viết. Để giữ bí mật việc đi Nga, anh Nguyễn đã để lại một số bài báo viết sẵn để đăng dần trên báo "Người Cùng Khổ".
Buổi tối tháng 6 như mọi lần, anh Nguyễn mua vé xem buổi chiếu phim cuối cùng. Giữa chừng, anh lặng lẽ ra khỏi rạp bằng cửa sau. Và như đã được hẹn trước, anh xuống xe điện ngầm đi đến ga xe lửa ở phía bắc thành phố
Tại
Vài ngày sau, anh Nguyễn đã ung dung trên chiếc tàu thuỷ Xô viết "Các-lơ Liêp- Nếch" rời Hăm- Buốc tới Pê-tơ-rô-grat. Và một ngày tháng 6 năm 1923, từ cầu thang con tàu Xô Viết ấy, anh Nguyễn đã đặt chân tới hải cảng Pê-tơ-rô-grat, đất nước của Cách mạng Tháng Mười, nơi anh hằng mong đợi. Lúc đó Bác của chúng ta vừa 33 tuổi.
Đồng chí sĩ quan biên phòng làm giấy tờ nhập cảnh cho anh Nguyễn, bỗng thấy thiện cảm ngay với người khách mới đến. Đồng chí ấy hỏi :
- Anh đến nước Nga để làm gì ?
- Trước hết, tôi muốn được gặp Lênin!
Đồng chí sĩ quan thông cảm :
- Nhưng rất tiếc là nguyện vọng ấy hiện nay chưa thể thực hiện được. Đồng chí Lênin của chúng ta đang ốm !
Sau này nhớ lại những ngày đầu tiên ấy, Bác Hồ đã viết :"Trong những ngày mới đặt chân tới Liên Xô, tôi đã thấy nhân dân Xô viết phải sống và lao động trong những điều kiện vô cùng gian khổ như thế nào để xây dựng đất nước của mình. Biết bao câu chuyện về chủ nghĩa anh hùng cao đẹp, về sự thi đua quên mình của công nhân, nông dân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng những thành tựu đầu tiên của nhân dân Xô viết làm tôi thấy vui mừng và hạnh phúc, tự hào về sự nghiệp của Cách mạng Tháng Mười vĩ đại !
Cùng với những nhà hoạt động khác của Quốc tế cộng sản, Bác sống tại khách sạn Luyc-xơ trên đường phố Trec-xcaia. Từ đây, Bác hàng ngày đến làm việc tại Ban Phương Đông của Quốc tế cộng sản, đóng tại một ngôi nhà trên đường phố đối diện với thư viện của Bảo tàng Ru-mi-an-xep, nay là thư viện Lênin. Buổi sáng Bác thường dậy sớm, đi bộ theo đường tàu điện đến Hồng trường. Người kính cẩn ngắm nhìn tường thành có những hình răng cưa kỳ lạ của điện Crem-li, ngắm nhìn những ngọn tháp cổ kính, chứng nhân của lịch sử.
Ở Ban Phương Đông, việc đầu tiên của Người là viết một bức thư cho Chủ tịch đoàn Quốc tế cộng sản, trình bày ý kiến của mình về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Dương. Bác nêu rõ :
"Giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa Pháp mới chiếm có 2% dân số và chưa có tổ chức của mình. Nhưng quần chúng nông dân đông đảo là bộ phận cùng cực nhất trong nông dân, vì vậy khả năng cách mạng rất to lớn. Những người trí thức yêu nước cũng là một lực lượng cách mạng của dân tộc"
Người kêu gọi Ban lãnh đạo Quốc tế cộng sản quan tâm hơn nữa đến phong trào giải phóng ở các nước thuộc địa, trong đó có Đông Dương. Và Người viết :
"Các dân tộc thuộc địa bị áp bức, được tiếng vang của Cách mạng Tháng Mười thức tỉnh đang hướng về Quốc tế cộng sản, hy vọng sẽ giúp họ trong cuộc đấu tranh giải phóng".
Một hôm sau giờ làm việc, Bác vừa về đến khách sạn thì phóng viên Tạp chí Ngọn lửa nhỏ đến xin gặp và phỏng vấn Bác. Sau đó, Tạp chí này đã in ngay một bài ký về thành viên Quốc tế cộng sản đầu tiên người Đông Dương, mà tác giả gọi là một con người lịch thiệp và tế nhị bẩm sinh, hiện thân của một nền văn hoá hoàn toàn mới, có lẽ đó là nền văn hoá của tương lai.
Ngày 10 tháng 10 năm 1923, Đại hội Quốc tế Nông dân khai mạc tại phòng họp An-dray-ep-xky ở Điện Crem-li. Ngày 12 - 10, Báo Pra-vđa viết : "Tại phiên họp thứ hai, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã thay mặt nhân dân Đông Dương phát biểu ý kiến. Diễn giả chỉ ra rằng, nông dân Đông Dương bị hai tầng áp bức. Một là với tư cách nông dân nói chung, hai là với tư cách nông dân một nước thuộc địa. Người tuyên bố :"Quốc tế của các đồng chí chỉ trở thành một quốc tế, khi không chỉ nông dân phương Tây mà cả nông dân phương Đông, nhất là nông dân các nước thuộc địa, những người bị áp bức và bóc lột nhiều hơn các đồng chí đều tham gia". Cũng trong Đại hội này, Bác Hồ đã được bầu vào Đoàn Chủ tịch của Hội Nông dân thế giới.
Những ngày sau đó, vừa làm việc vừa học tập, Bác đã viết cho nhiều tờ báo như Tạp chí "Thư tín Quốc tế" cơ quan ngôn luận của Quốc tế cộng sản và các tờ báo Xô viết khác. Người cũng liên hệ và gửi bài cho các tờ báo Cách mạng ở Pháp, trong đó có tờ báo Người cùng khổ. Và chính thời gian này Bác Hồ đã hoàn thành bản thảo cuốn sách mà Người từng ấp ủ từ lâu, đó là cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp" và đã được xuất bản tại
Những ngày sống trên quê hương Cách mạng Tháng Mười, Bác Hồ tin rằng sẽ có ngày Người được gặp Lênin. Báo chí nói sức khoẻ của Lênin đã khá hơn, Người đã đi lại được, nhưng rồi lại có tin Người mệt nặng.
Và ngày 21 tháng 1 năm 1924, một tin đau đớn truyền đi khắp thế giới : Lênin không còn nữa !
Không ai muốn tin đó là sự thật, nhưng nhìn lên đã thấy cơ quan Xô viết Matxcơva treo cờ rủ. Tất cả đều lặng đi, xúc động. Lênin đã mất rồi ! Thế là ước mơ được gặp Người không còn nữa !
Mùa đông nước Nga năm ấy, trời lạnh dưới 40 độ. Một đồng chí ở Quốc tế cộng sản kể lại : Khoảng 10 giờ đêm, có tiếng gõ cửa nhẹ. Tôi bước ra mở cửa, trước mặt tôi là đồng chí Nguyễn ái Quốc. Mặt đồng chí xanh xám, mũi và tai, cả những ngón tay cũng thâm tím vì giá rét.
- Tôi vừa đi viếng Lênin về ! Đồng chí Nguyễn ái Quốc vừa nói, vừa run cầm cập. Tôi không thể chờ đến ngày mai để viếng người bạn vĩ đại nhất của nhân dân các nước thuộc địa. Sau này, khi nhớ về sự kiện ấy nhà thơ Tố Hữu đã viết:
" Tháng giêng, Mạc Tư Khoa tuyết trắng
Một người đi quên rét thấu xương
Từ xa đến...lòng đau trĩu nặng
Giữa lòng người im lặng trên đường
Anh tìm ai? Lênin vĩ đại
Tinh hoa trái đất, chất kim cương
Con người đẹo nhất trong nhân loại
Trí tuệ, tình yêu của bốn phương!"
Bùi Công Bính
CTV Thành phố Thái Bình
Tin cùng chuyên mục
- Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Saudi Arabia 29.10.2024 | 16:43 PM
- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường 22.10.2024 | 09:54 AM
- Tiểu sử Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm 03.08.2024 | 11:22 AM
- Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện 21.06.2024 | 08:50 AM
- Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024)Rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh 19.05.2024 | 17:39 PM
- Những bức thư, điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ 06.05.2024 | 15:44 PM
- Quan hệ Việt Nam - Đan Mạch phát triển tốt đẹp 21.11.2023 | 15:11 PM
- Ngày Thị giác Thế giới: Bảo vệ đôi mắt tại nơi làm việc 12.10.2023 | 17:22 PM
- Hiểu đúng về an toàn thực phẩm 07.06.2023 | 18:22 PM
- Quan hệ hữu nghị và đoàn kết truyền thống giữa Việt Nam và Cộng hòa Đông Uruguay 27.04.2023 | 09:36 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội: Tiếp xúc cử tri tại huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Cử tri quan tâm đến việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực phát triển
- Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự hội nghị triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
- Bế mạc kỳ họp thứ tám Quốc hội khoá XV
- Trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX năm 2024 cho 36 thanh niên xuất sắc tiêu biểu
- Thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 21-KL/TW
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật