Kỷ niệm 57 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2011) Điện Biên Phủ 57 năm nhìn lại
Điện Biên Phủ là trận đánh lớn nhất trong chiến tranh Đông Dương, diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh, tỉnh Lai Châu (nay thuộc TP.Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam với quân đội Pháp. Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954.
Từ cuối tháng 9-1953, trước tình hình địch ráo riết triển khai thực hiện Kế hoạch Na-va, Bộ Chính trị Trung ương Đảng dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã họp bàn và ra nghị quyết thông qua kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954, giữ vững quyền chủ động, đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng địch, phối hợp trên phạm vi cả nước và phối hợp trên toàn Đông Dương.
Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ trương mở chiến dịch đánh bại địch ở Điện Biên Phủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Công việc chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên Phủ được khẩn trương tiến hành. Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận do đồng chí Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trực tiếp làm Chỉ huy trưởng và Bí thư Đảng ủy Mặt trận. Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận, do đồng chí Phạm Văn Đồng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng làm Chủ tịch.
Ngày 22-12-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cờ “Quyết chiến quyết thắng” cho quân đội, động viên các đơn vị thi đua giết giặc lập công, hoàn thành cho kỳ được Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi vào chiến dịch, Bác viết thư gửi cán bộ, chiến sĩ ở mặt trận, Người căn dặn: “Các chú sắp ra mặt trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn, nhưng rất vinh quang”, và động viên: “Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới. Bác chờ các chú báo thành tích để thưởng những đơn vị và cá nhân xuất sắc nhất” (trích báo Quân đội nhân dân, xuất bản tại mặt trận, số 131, ngày 14-3-1954).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Ngày 13-3-1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu. Trải qua ba đợt chiến đấu gay go và gian khổ:
Đợt 1, từ ngày 13-3 đến ngày 17-3, quân ta tiêu diệt phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. 17 giờ 5 phút chiều ngày 13-3, trận đánh bắt đầu. Quân đội Nhân dân Việt Nam sau đợt bắn pháo dữ dội, tiến công cụm cứ điểm Him Lam, một trong các cứ điểm kiên cố nhất, và sau một đêm đã chiếm xong cụm cứ điểm này.
Đến ngày 17-3, quân ta lần lượt tiêu diệt các cứ điểm: đồi Độc Lập, Bản Kéo và toàn bộ phân khu Bắc. Quân Pháp nhận thức rõ những điểm yếu chết người của mình và tương lai thất bại là rõ ràng nhưng vẫn tăng cường cầm cự Điện Biên Phủ đến mức tối đa vì hy vọng khi mùa mưa đến, Việt Minh không thể giải quyết vấn đề hậu cần và sẽ bỏ cuộc. Tuy nhiên sau đó, khi mùa mưa không giúp được gì, Bộ chỉ huy Pháp hy vọng cầm cự càng lâu càng tốt để Hội nghị Giơ-ne-vơ sẽ nhóm họp vào đầu tháng 5, sẽ có ngừng bắn trước khi tập đoàn cứ điểm sụp đổ. Nhưng hy vọng này cũng không có được.
Pháo 105mm cuả Bộ đội Việt Minh trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đợt 2, từ ngày 30-3 đến ngày 30-4, quân ta đánh phân khu trung tâm đặc biệt là dãy điểm cao quan trọng phía đông, vây lấn, bóp nghẹt tập đoàn cứ điểm. Đây là đợt tiến công vào phân khu trung tâm chủ yếu nhằm chiếm dãy đồi phía đông, khống chế cánh đồng Mường Thanh. Tại đây, ta tập trung đánh chiếm các mỏm đồi có tính sống còn đối với tập đoàn cứ điểm, đặc biệt là các đồi: A1, C1, D1. Các cứ điểm này được quân Pháp phòng ngự chặt và quyết liệt phản kích liên tục để chống cự đến ngày cuối cùng của tập đoàn cứ điểm. Để chống lại, quân đội ta đã áp dụng chiến thuật “vây lấn” rất có hiệu quả bằng hệ thống chiến hào - đào các giao thông hào dần dần bao vây và siết chặt, tiếp cận dần vào các vị trí của Pháp. Quân Pháp ngay từ ngày đầu tiên của trận đánh đã nhận thức rất rõ sự nguy hiểm của cách đánh này mà không có phương sách nào để khắc chế, khu vực kiểm soát của quân Pháp ngày càng bị thu hẹp.
Đợt 3, từ ngày 1-5 đến ngày 7-5, quân ta đánh dứt điểm dãy đồi phía đông và tổng tiến công tiêu diệt các vị trí còn lại. Sau khi lực lượng của Pháp đã trở nên tuyệt vọng, suy kiệt, bổ sung bằng dù không còn đủ để duy trì sức chiến đấu, quân Pháp ở Bắc bộ cũng đã hết lính dù và lính lê dương để có thể ném tiếp xuống Điện Biên Phủ. Ta tổ chức đợt đánh dứt điểm các quả đồi phía đông. Để chống lại hệ thống hầm ngầm cố thủ không thể xung phong đánh chiếm được trên đồi A1 có vị trí quyết định, bộ đội công binh đã đào một hầm ngầm phía dưới và cho nổ 1 tấn thuốc nổ, hất tung hệ thống hầm ngầm cố thủ cuối cùng.
Đến sáng ngày 7-5-1954, các quả đồi phía đông này đã thất thủ hoàn toàn mà phía Pháp không còn lực lượng khả dĩ chiếm lại, Quân đội Nhân dân Việt
Sau 55 ngày đêm chiến đấu liên tục, Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng, kết thúc oanh liệt cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chiến thắng vĩ đại này được ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
Năm mươi bảy năm đã trôi qua, mỗi người dân Việt
Trong định hướng quy hoạch phát triển đô thị đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, TP.Điện Biên Phủ đã và đang phát triển mở rộng về phía đông, nhằm hình thành chuỗi đô thị mới hiện đại để cởi bỏ chiếc áo cũ đã quá chật hẹp, biến vùng đất lịch sử này thành trung tâm kinh tế tổng hợp có tốc độ tăng trưởng và trình độ phát triển cao. Trong đó ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch, kinh tế biên mậu, công nghiệp chế biến và dịch vụ. Mặt khác, đây còn là nơi bảo tồn văn hóa lịch sử cách mạng, vùng sinh thái thiên nhiên và văn hóa tâm linh bền vững của cộng đồng các dân tộc vùng Tây Bắc.
Theo baoanhdatmui.com, Ảnh nguồn internet
Tin cùng chuyên mục
- Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Saudi Arabia 29.10.2024 | 16:43 PM
- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường 22.10.2024 | 09:54 AM
- Tiểu sử Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm 03.08.2024 | 11:22 AM
- Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện 21.06.2024 | 08:50 AM
- Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024)Rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh 19.05.2024 | 17:39 PM
- Những bức thư, điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ 06.05.2024 | 15:44 PM
- Quan hệ Việt Nam - Đan Mạch phát triển tốt đẹp 21.11.2023 | 15:11 PM
- Ngày Thị giác Thế giới: Bảo vệ đôi mắt tại nơi làm việc 12.10.2023 | 17:22 PM
- Hiểu đúng về an toàn thực phẩm 07.06.2023 | 18:22 PM
- Quan hệ hữu nghị và đoàn kết truyền thống giữa Việt Nam và Cộng hòa Đông Uruguay 27.04.2023 | 09:36 AM
Xem tin theo ngày
- Gắn thực hiện nhiệm vụ của ngành kiểm sát với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Đảng ủy Quân khu 3: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “chắc - sắc - đắc”
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- Gắn nhiệm vụ công tác công an với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
- Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025