Chủ nhật, 05/05/2024, 23:22[GMT+7]

Tìm hiểu về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp qua các thời kỳ

Thứ 4, 18/05/2011 | 14:53:06
8,137 lượt xem
Năm 2011, cùng với Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, cả nước sẽ tiến hành bầu cử đồng thời đại biểu Quốc hội khoá XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu HĐND các cấp trong cùng một ngày(ngày 22/5), trên phạm vi cả nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - công dân số 1 Việt Nam bỏ phiếu

* Quốc hội Việt Nam là một cơ quan quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nuớc cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với ba chức năng chính:

 

 

1. Lập pháp.

2. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

3. Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.

 

Thành phần nhân sự của Quốc hội Việt nam  là các đại biểu Quốc hội Việt Namon>, do cử tri Việt Namon> bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước. Thông qua các đại biểu và thông qua quốc hội, nhân dân Việt Namon> sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước.

 

Quốc hội Việt Namon> đã trải qua 11 khóa làm việc, với 8 đời Chủ tịch Quốc hội.

 

Khóa I (1946-1960)

 

 

Nhân dân Hà Nội tham gia bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa I

 

Quốc hội khóa đầu tiên được bầu ngày 6 tháng 01 năm 1946. Gồm 403 đại biểu: 333 đại biểu được bầu, 70 ghế theo đề nghị của Hồ Chí Minh (dành cho người của Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội) những đại biểu không qua bầu cử được gọi là đại biểu "truy nhận".

 

Kỳ họp thứ nhất (2 tháng 3 năm 1946) công nhận: Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Kháng chiến ủy viên hội do Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch, Vĩnh Thụy làm Cố vấn tối cao, Ban dự thảo Hiến pháp gồm 11 thành viên.

 

Quốc hội khóa I đã thông qua hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp 1946) ngày 9 tháng 11 năm 1946, thông qua Hiến pháp sửa đổi (Hiến pháp 1959) ngày 31 tháng 12 năm 1959. Ban hành sắc lệnh cải cách ruộng đất và phê chuẩn Hiệp định Geneva

 

Khóa II (1960-1964)

 

Đồng chí Trường Chinh - Người giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội 20 năm 354 ngày

Bầu ngày 8 tháng 5 năm 1960. Gồm 453 đại biểu (362 đại biểu được bầu, 91 đại biểu khóa I của Miền Namon> được lưu nhiệm).

 

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 6 đến 15 tháng 7 năm 1960) bầu Chủ tịch nước Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

 

Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Trường Chinh (15/7/1960 – 03/6/1975)

 

Khóa III (1964-1971)

 

Bầu ngày 26 tháng 4 năm 1964. Gồm 453 đại biểu: 366 đại biểu được bầu, 87 đại biểu khóa I của Miền Namon> được lưu nhiệm.

 

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1964) bầu Chủ tịch nước Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

 

Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Trường Chinh (15/7/1960 – 03/6/1975)

 

Khóa IV (1971-1975)

 

Bầu ngày 11 tháng 4 năm 1971. Bầu 420 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 6 năm 1971) bầu Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

 

Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Trường Chinh (15/7/1960 – 03/6/1975)

 

Khóa V (1975-1976)

 

Bầu ngày 6 tháng 4 năm 1975. Bầu 424 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 6 năm 1975) bầu Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

 

Chủ tịch Quốc hội: Trường Chinh (03/6/1975 – 04/7/1981)

 

Khóa VI (1976-1981)

 

Các nhà sư ở phường Thạch Thắng (Đà Nẵng) bỏ phiếu bầu Quốc hội khóa VI (năm 1976)- Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất.  

Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất

 

Bầu ngày 25 tháng 4 năm 1976. Bầu 492 đại biểu.

 

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1976) bầu Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, 2 Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng và Nguyễn Hữu Thọ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Cũng tại kỳ họp này, ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua Hiến pháp 1980 tại kỳ họp 7 ngày 18 tháng 12 năm 1980.

 

Chủ tịch Quốc hội: Trường Chinh (03/6/1975 – 04/7/1981)

 

Khóa VII (1981-1987)

 

Bầu ngày 26 tháng 4 năm 1981. Bầu 496 đại biểu.

 

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 4 tháng 7 năm 1981) bầu Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng.

 

Hội đồng Nhà nước gồm 12 thành viên đảm nhận chức năng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội.

 

Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Hữu Thọ (04/7/1981 – 18/6/1987).

 

Khóa VIII (1987-1992)

 

Bầu ngày 19 tháng 4 năm 1987. Bầu 496 đại biểu.

 

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 17 đến ngày 22 tháng 6 năm 1987) bầu Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng.

Hội đồng Nhà nước gồm 15 thành viên. Thông qua Hiến pháp 1992 tại kỳ họp 11 ngày 15 tháng 4 năm 1992.

 

Chủ tịch Quốc hội: Lê Quang Đạo (18/6/1987 – 23/9/1992).

 

Khóa IX (1992-1997)

 

Đồng bào dân tộc miền núi tham gia bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội

 

Bầu ngày 19 tháng 7 năm 1992. Bầu 395 đại biểu.

 

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 19 tháng 9 đến ngày 8 tháng 10 năm 1992) bầu Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

 

Chủ tịch Quốc hội: Nông Đức Mạnh (23/9/1992 – 27/6/2001)

 

Khóa X (1997-2002)

 

Bầu ngày 20 tháng 7 năm 1997. Bầu 450 đại biểu.

 

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 20 đến ngày 29 tháng 9 năm 1997) bầu Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Thủ tướng Phan Văn Khải.

 

Chủ tịch Quốc hội: Nông Đức Mạnh (23/9/1992 – 27/6/2001)

 

Khóa XI (2002-2007)

 

Bầu ngày 19 tháng 5 năm 2002. Bầu 498 đại biểu.

 

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 19 tháng 7 đến ngày 12 tháng 8 năm 2002) bầu Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa và Thủ tướng Phan Văn Khải.

 

Kỳ họp thứ 9 (đến ngày 29 tháng 6 năm 2006) bầu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

 

Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An (27/5/2001 – 26/6/2006)

 

Khóa XII (2007-2011)

 

Chủ tịch Quốc hội khóa XII Nguyễn Phú Trọng trong kỳ họp Quốc hội

 

Bầu ngày 20 tháng 5 năm 2007. Bầu được 493 đại biểu. Quốc hội khoá XII rút ngán thời gian hoạt động 1 năm để tiến hành bàu cử Quốc hội khoá XIII cho cùng thời gian với cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp năm 2011.

 

Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Phú Trọng (26/6/2006 – nay)

 

* Hội đồng nhân dân (HĐND) là cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương, từ cấp xã tới cấp tỉnh, thuộc nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Namon>.

 

Quyền hạn và nghĩa vụ của HĐND được quy định tại Hiến pháp Việt Namon> và được nêu cụ thể trong Luật tổ chức HĐND và UBND. HĐND bầu ra các chức danh của UBND các cấp tương ứng, và giám sát, chất vấn hoạt động của UBND cùng cấp, phê duyệt dự toán và quyết toán ngân sách do UBND cùng cấp trình. HĐND giám sát tình hình thực thi pháp luật tại cấp tương ứng và đưa ra các kế hoạch, định hướng của cấp tương ứng.

 

Đại biểu HĐND do nhân dân cấp đó bầu ra. Người đứng đầu HĐND là Chủ tịch HĐND , do HĐND bầu ra.

 

HĐND có nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động thông qua kì họp HĐND, hoạt động của thường trực HĐND, các ban thuộc HĐND và thông qua hoạt động của các đại biểu HĐND 

 

Nhân dân tìm hiểu trước khi tham gia bỏ phiếu bầu đại biểu HĐND

 

Các đại biểu HĐND là những người đại diện cho nhân dân địa phương thực hiện quyền lực nhà nước, thể hiện ý chí nguyện vọng của dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân.

 

Đại biểu HĐND có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các kì họp, liên hệ chặt chẽ với nhân dân để tập hợp, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của dân đồng thời báo cáo trước dân về vấn đề dân bức xúc, tuyên truyền cho dân về Hiến pháp và pháp luật.

 

Nguồn cdytqn.edu

  • Từ khóa