Chủ nhật, 05/05/2024, 20:44[GMT+7]

Các biện pháp thu hoạch, xử lý rơm rạ sau thu hoạch, gieo mạ và làm đất cho vụ mùa

Thứ 2, 20/06/2011 | 07:33:19
5,413 lượt xem
Do rét đậm rét hại kéo dài, lúa vụ xuân 2011 thu hoạch chậm so với mọi năm 10-15 ngày, vì vậy thời gian từ làm đất đến gieo cấy ở vụ mùa rất khẩn trương, để đảm bảo thời vụ gieo cấy trà mùa sớm cũng như chính vụ ở vụ mùa, thực hiện tốt đề án sản xuất vụ mùa, vụ đông đã được UBND tỉnh ban hành, tránh hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho lúa mùa sau cấy, Sở NN & PTNT hướng dẫn một số biện pháp thu hoạch và xử lý phụ phẩm sau thu hoạch như sau:

1. Do những tháng tới là tháng cao điểm của mưa, bão, nhất là bối cảnh khí hậu bất thường, đề nghị các địa phương tuyên truyền để nông dân thu hoạch nhanh gọn khi lúa có 85% số hạt trên bông đã chín vàng, phương châm thu hoạch là “xanh nhà hơn già đồng”.

 

2. Kiên quyết giữ nước mặt ruộng, không để ruộng khô, mất nấm.

 

3. Thu hoạch đến đâu tranh thủ làm đất ngay đến đó.

 

Nếu thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp, sau thu tiến hành lồng vùi rơm rạ ngay, tốt nhất dùng máy làm đất cỡ trung, trên 25 CV để lồng ấn chìm gốc rạ xuống lớp đất canh tác. Trước lồng vùi phải bón cho mỗi sào 7-10 kg vôi bột, 5-7 kg lân Supe Lâm thao để tạo điều kiện cho vi khuẩn phân giải hữu cơ hoạt động sẽ góp phần làm mục rơm rạ rất nhanh.

 

Trường hợp thu hoạch thủ công, cần cắt sát gốc và gom rơm rạ vào một góc ruộng, dùng các chế phẩm: EMIC-YTB của trường Đại học Y Thái Bình (đã được triển khai hiệu quả ở nhiều xã thuộc Tiền Hải) hoặc các chế phẩm như Tricoderma, Bio plant có bán rộng rãi trên thịt rường, sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì.

 

4. Sau lồng vùi rơm rạ cần giữ nước nông mặt ruộng để khi gặp nắng nóng, gốc rạ nhanh hoai mục, cần hết sức chú ý không để “khê” ruộng. Bà con cần tranh thủ sau thu hoạch vạc bờ, cuốc góc tiêu diệt sạch cỏ dại là ký chủ, là nguồn trung chuyển sâu bệnh cho lúa vụ mùa.

 

5. Tiến hành gieo mạ đúng lịch thời vụ đã được triển khai, mở rộng hình thức mạ nền, nơi chủ động tưới tiêu, chân vàn cao nên gieo thẳng, lựa chọn các giống ngắn ngày như P6 đột biến, TBR36, QR1, Nếp 87, VS1, lúa Nhật cho trà mùa sớm và chân đất bố trí gieo trồng cây vụ đông ưa ấm. Chân đất trồng cây ưa lạnh sử dụng các giống BC15, T10, BT7, lúa lai ngắn ngày kháng bạc lá, các giống triển khai trong đề án. Thời vụ cấy chân đất làm cây vụ đông ưa ấm không quá 7-8 tháng 7, chân đất khác không quá 25 tháng 7. Để tránh bệnh lùn sọc đen gây hại, lưu ý càng sớm càng tốt, nhất là với các xã nam Huyện Tiền Hải.

 

Nếu sử dụng hạt giống chuyển vụ cần áp dụng các biện pháp xử lý phá ngủ và ngăn ngừa các loại rầy chích hút: phơi lại giống trước khi ngâm; xử lý các loại thuốc Cruies Plus, Enaldo, Gaucho... trong quá trình ngâm ủ theo hướng dẫn trên bao bì; ngâm để hạt hút no nước mới ủ, hoặc ngày ngâm đêm ủ; nếu hạt giống tươi chuyển vụ cần phá ngủ bằng Axit Nitric 3-4 phần ngàn (30-40 cc trong 10 lít nước). Khi gieo đảm bảo cân đối mầm và rễ của mạ. Khi mạ trên 2 lá phun ET, 3M, yogen... Trước khi cấy nên phun tiễn chân mạ bằng thuốc trừ rầy nội hấp như actara, hoặc Alika...

 

6. Sử dụng phân bón: Mỗi sào nên bón 5-7 kg phân vi sinh Azotobacterin, 18-20 kg NPK chuyên lót trước bừa rồi cấy. Sau cấy 7-10  ngày bón thúc ngay bằng NPK chuyên thúc. Bón Kali Canadaon> khi lúa đẻ kín đất mỗi sào 3-3,5kg. Chú ý theo dõi bạc lá, khô vằn và ổ rầy, phòng trừ ngay khi bệnh chớm xuất hiện.

                   

Trần Xuân Định

(Sở Nông nghiệp & PTNT Thái Bình)

  • Từ khóa