Chủ nhật, 05/01/2025, 09:16[GMT+7]

Xử lý ngộ độc hữu cơ vụ mùa

Thứ 2, 01/08/2011 | 15:07:38
6,367 lượt xem
Năm nay do lúa xuân chín muộn, gặt muộn hơn so với mọi năm nên tiến độ làm đất chậm mà vẫn phải gieo cấy kịp thời vụ nên nhiều nơi bà con làm đất chưa đúng kỹ thuật, đất chưa kịp ngấu đã cấy ngay. Hiện nay đã có một số diện tích có hiện tượng bị ngộ độc hữu cơ do làm đất sổi.

Lá lúa biến vàng, thối nõn, rễ vàng lụi cây, thậm chí bị chết. Ảnh nguồn Internet

Biểu hiện: sau cấy khoảng 15-20 ngày, khi lúa đang đẻ nhánh rộ thì ruộng đỏ rực, lá lúa biến vàng, thối nõn, rễ vàng lụi cây, thậm chí bị chết.

 

Nguyên nhân: Do làm đất muộn lại không có vôi, nên đất không kịp ngấu, gốc rạ không kịp phân huỷ nên khi bị tác động của nhiệt độ cao, ruộng có nước, rơm rạ  phân huỷ sẽ tạo ra các khí độc như H2S, CH4... làm lúa bị ngộ độc.

 

Khi gặp trường hợp lúa bị ngộ độc, lá vàng, bà con không nên sốt ruột bón phân cấp cứu lúa bằng cách vãi thêm phân đạm sẽ tác động ra nhiều lá non mới, kéo dài thời gian sinh trưởng cho lúa mà gặp mưa dông rất dễ bị bạc lá, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.

 

Bà con nên bình tĩnh xử lý như sau:

 

-      Bón 15-20 kg vôi bột /sào rồi sục bùn thay nước khử độc

-      Sau đó đưa nước mới vào ruộng, bón khoảng 10-15 kg lân supe hoặc 6-7 kg phân vi sinh azotobacterin /sào.

-      Nếu có điều kiện phun thêm các chế phẩm sinh học để tăng sức đề kháng cho lúa, giúp cho bộ rễ phục hồi nhanh như KH, Bomplower, siêu lân theo hướng dẫn khuyến cáo trên bao bì. Nên phun lập lại lần 2 sau khi phun lần 1 ít nhất 5-7 ngày.

-      Không bón đạm urê khi lúa bị ngộ độc.

 

Mai Thị Thu Hương

(TTKNKNKN Thái Bình)

 

 

  • Từ khóa