Ký ức ga Gôi - sau 45 năm bị lãng quên
Được nghe kể về những chiến công anh dũng của các thanh niên xung phong (TNXP) Đại đội 895 tỉnh Thái Bình, chúng tôi đã về với các anh, các chị để hiểu hơn về cuộc sống thường nhật. Giữa cái nắng như đổ lửa của những ngày tháng 7, nhưng các cựu TNXP của Đại đội 895 đã có mặt đầy đủ tại Văn phòng thường trực của Hội Cựu TNXP huyện Hưng Hà để nhớ về một thời xông pha.
Ngày 20/8/1966, sau khi cứu hàng, cứu tàu vừa bị bom Mỹ oanh tạc tại khu vực Ga Gôi ( nay thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), 23 TNXP, công nhân đường sắt và dân quân địa phương đã bị nhiễm độc nặng và hi sinh, hàng trăm người phải vào viện cấp cứu; trong số đó, Đại đội 895 có 12 anh chị em hi sinh, gần 200 người khác bị ngạt thở vì nhiễm độc nựng của khói bom Mỹ. Đồng chí Đinh Nhật Lệ- nguyên là đội phó Đại đội 895 nhớ lại, Chủ tịch Hội cựu TNXP huyện Hưng Hà nhớ lại: Đại đội 895 được thành lập tháng 11/1965 với 187 người, đều quê ở huyện Duyên Hà (nay là huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình); trong đó 40% nam, 60% nữ, biên chế 10 tiểu đội, do đồng chí Lê Nguyên Nhung làm đại đội trưởng. Anh chị em đều ở lứa tuổi 18, đôi mươi nên rất hồn nhiên, yêu đời nhưng công tác thì hết mình. Nhiệm vụ được giao là bảo đảm giao thông tuyến đường sắt
Ga Gôi là khu tập kết mọi hàng hóa, súng đạn để chuyển vào chiến trường miền
Hôm ấy, khoảng 17 giờ, phát hiện một đoàn tàu của ta tập kết ở ga Gôi chuẩn bị vượt trọng điểm, địch cho một tốp máy bay bất ngờ bắn phá làm cho cả đoàn tàu bị bốc cháy. Bà Nguyễn Thị Lan, cựu TNXP Đại đội 895 kể: Khi tàu vừa bốc cháy, cả Đại đội 895 ai nấy đều nhanh chóng lao vào cứu hàng, cứu đoàn tàu. Xe cứu hỏa chưa kịp đến, chúng tôi, mỗi người một việc, người cầm mũ múc nước dập lửa, người nhảy lên cùng với công nhân đường sắt, dân quân địa phương tháo gỡ từng toa, cửa toa khuân vác hàng, cùng nhau đẩy những toa chưa cháy ra nơi an toàn. Mọi người quên cả đói mệt, trời mỗi lúc một tối nhưng những kiện hàng 50- 60 kg được các chiến sĩ C895 vác trên vai băng băng chạy từ đám cháy ra nơi an toàn. Lúc này, khói bom và hàng hóa phả ra làm ô nhiễm một vùng khá rộng. Một số nữ TNXP bị ngạt và mệt lả. Đồng chí Phạm Thị Nhớn, đội viên TNXP C895 là người gục ngã đầu tiên và hi sinh tại chỗ.
Tiếp theo hàng loạt người tham gia cứu hàng, cứu tàu bị ngạt thở, choáng váng buồn nôn và ngã xuống ngất xỉu. Trong thời gian ngắn, số người bị nhiễm độc và gục ngã tăng lên đến chóng mặt. Anh chị em nằm la liệt khu ga Gôi, đường quốc lộ, sân kho thôn Phú Thứ. Bệnh viện của huyện, tỉnh chật cứng bệnh nhân. Một số anh em bị nặng được chuyển lên Bệnh viện đường sắt 1. Đến sáng hôm sau, 23 người gồm TNXP, công nhân đường sắt, dân quân địa phương đã hi sinh, 256 người khác bị nhiễm độc nặng phải cấp cứu. Đây là vụ nhiễm độc lớn nhất xảy ra ở miền Bắc lúc ấy. Nhưng cũng chính vào thời khắc sinh tử ấy, đã xuất hiện nhiều tấm gương quên mình vì nhiệm vụ, vì đồng chí đồng đội. Đó là hình ảnh đồng chí Đỗ Lệnh Minh, Bí thư đoàn thanh niên tuyến đường sắt Hà Thanh; Nguyễn Thị Hồng Mùi, C895 lao ra cấp cứu đồng đồi. Bất chấp hiểm nguy, các anh, các chị đã trực tiếp làm động tác bịt mũi, hô hấp nhân tạo cho đồng đội, cứu sống hàng chục người. Sau đó, bản thân anh Minh, chị Mùi cũng kiệt sức và hi sinh.
Sự kiện gây chấn động một thời đó dần dần cũng rơi vào lãng quên. Không ít TNXP C895 hiện không còn nữa, 132 con người- những cựu TNXP C895 năm xưa còn sống đến hiện nay, họ và cả con cái, cháu chắt họ vẫn đang bị cái mầm độc của cuộc cứu hàng, cứu tàu hôm đó hủy hoại sức khoẻ từng ngày, từng giờ. Vậy nhưng, họ không được hưởng chế độ chính sách nào. Mặc dù, ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, các TNXP C895 đã gõ cửa từng cấp, từng ngành từ địa phương đến trung ương nhưng đến nay vẫn “phải chờ” hướng dẫn của trên. Trong khi chờ đợi để được giải quyết các chế độ mà đáng ra họ phải được hưởng từ mấy mươi năm về trước thì hàng chục TNXP đã trở về cõi vĩnh hằng. 100% các cựu TNXP C895 mất sau khi trở về địa phương đều bị căn bệnh ung thư quái ác hành hạ như: chị Được (xã Điệp Nông), chị Chắt, anh Năm (xã Kim Trung), anh Văn (xã Hùng Dũng)....
Những người còn đang sống người thì đi tu, người thì sống độc thân không nơi nương tựa, ốm đau quanh năm, cuộc sống rất khó khăn. Số anh chị em xây dựng gia đình, nhiều người hạnh phúc không trọn vẹn, hoặc bị vô sinh, hoặc con bị dị tật. Anh Hà Đức Lan, xã Kim Trung có một con trai động kinh, ngay từ nhỏ đã phải xích trong nhà; hay chị Nguyễn Thị Lương, xã Điệp Nông, cả con và cháu đều bị ngớ ngẩn; chị Nguyễn Thị Lan, anh Nguyễn Hữu Tiến cùng đơn vị, sau chiến tranh anh, chị về quê hương, nên vợ nên chồng, có với nhau đã 3 mặt con, nhưng bản thân anh Tiến hơn 15 năm qua bị thần kinh ngoại biên, không làm ăn được gì, con gái thứ 3 lên 5 tuổi cũng rời xa bố mẹ, 2 người con còn lại trí nhớ rất kém. Kể lại hoàn cảnh của đồng đội hiện nay, bà Lan, ông Mai, ông Hóa (nguyên là cán bộ C895) đều không cầm được nước mặt. Họ khẳng định: Số TNXP và cả các lực lượng khác bị nhiễm độc trong vụ ga Gôi đến nay không được chế độ, chính sách gì là một điều rất bất công. Di chứng của vụ nhiễm dộc đã rõ ràng và rất nghiêm trọng. Anh chị em tham gia cứu hàng, cứu tàu trong tình huống chiến đấu, chấp nhận gian khổ, hi sinh vì nhiệm vụ cao cả thì tại sao không có một chế độ đãi ngộ nào? Mặc dù các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Bình đã đề nghị trên giải quyết chế độ cho anh chị em từ gần chục năm nay nhưng chưa có kết quả. Đài tưởng niệm ghi danh các liệt sĩ tại ga Gôi đã được Đoàn thanh niên ngành đường sắt xây dựng. Đội phòng cháy, chữa cháy tỉnh Nam Định và nhân dân thôn Phú Thứ, huyện Vụ Bản được Nhà nước suy tôn phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ.
Vậy mà, đến nay các dũng sĩ ga Gôi của Đại đội 895 tỉnh Thái Bình, những người đầu tiên lao vào cứu hàng, cứu tàu lại đang bị lãng quên. Mặc dù, tỉnh Thái Bình đã có công văn về việc đề nghị trên phong tặng danh hiệu Anh hùng cho lực lượng thanh niên xung phong Đại đội 895 trực tiếp tham gia cứu hàng, cứu tàu tại ga Gôi vẫn chưa được giải quyết. Lòng tri ân thúc đẩy và lịch sử chiến đấu của dân tộc đòi hỏi sự quan tâm của chúng ta. Vì vậy, giải quyết chế độ chính sách và tôn vinh họ là hoàn toàn xứng đáng./.
Minh Nguyệt
Tin cùng chuyên mục
- Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Saudi Arabia 29.10.2024 | 16:43 PM
- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường 22.10.2024 | 09:54 AM
- Tiểu sử Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm 03.08.2024 | 11:22 AM
- Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện 21.06.2024 | 08:50 AM
- Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024)Rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh 19.05.2024 | 17:39 PM
- Những bức thư, điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ 06.05.2024 | 15:44 PM
- Quan hệ Việt Nam - Đan Mạch phát triển tốt đẹp 21.11.2023 | 15:11 PM
- Ngày Thị giác Thế giới: Bảo vệ đôi mắt tại nơi làm việc 12.10.2023 | 17:22 PM
- Hiểu đúng về an toàn thực phẩm 07.06.2023 | 18:22 PM
- Quan hệ hữu nghị và đoàn kết truyền thống giữa Việt Nam và Cộng hòa Đông Uruguay 27.04.2023 | 09:36 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Cử tri quan tâm đến việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực phát triển
- Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự hội nghị triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
- Bế mạc kỳ họp thứ tám Quốc hội khoá XV
- Trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX năm 2024 cho 36 thanh niên xuất sắc tiêu biểu
- Thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 21-KL/TW
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật
- Diễn đàn thanh niên phát triển kinh tế xanh, bền vững