Tết Trung Thu
Ý nghĩa và phong tục
Xưa Tết Trung Thu ngoài cỗ cúng gia tiên còn có cỗ không cúng mà dành cho trẻ trong nhà, còn gọi đó là cỗ "trông trăng." Sản vật dùng trong cỗ Trung Thu ngày nay rất phong phú, đa dạng. Còn ngày xưa, cỗ Trung Thu đơn giản, có tính chất "cây nhà, lá vườn", vì hầu hết là sản phẩm của từng địa phương như bưởi, hồng, mãng cầu, chuối, mía... Có gia đình cho thêm kẹo bánh. Sang hơn thì có cả cốm Vòng, bánh nướng, bánh dẻo. Sau này, bánh nướng, bánh dẻo được dùng một cách rất phổ biến bới nó được mệnh danh là bánh Trung Thu.
Hát trống quân xưa
Tết Trung Thu ở miền bắc ngày xưa còn có tục hát trống quân. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận (hát theo vần, theo ý) hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc.
Múa lân – múa rồng xưa
Vào dịp Tết Trung Thu xưa ở nước ta có tục múa lân. Người ta thường múa lân vào hai đêm 14 và 15. Đám múa lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Đầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân... Đám múa lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau. Trong những ngày này, tại các tư gia thường có treo giải thưởng bằng tiền ở trên cao cho con lân leo lên lấy.
Trẻ em thì thường rủ nhau múa lân sớm hơn, ngay từ mùng 7 mùng 8 và để mua vui chứ không có mục đích lĩnh giải. Tuy nhiên có người yêu mến vẫn gọi các em thưởng cho tiền
Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt
Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng Tám, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa Thu tháng Tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa Thu là mùa của thành hôn.
Việt
Mua sắm và chuẩn bị
Từ đầu tháng Tám, các hàng bán đồ Trung Thu trên thị trường đã bày bán la liệt, các bà, các chị rủ nhau đi chợ sắm Tết cho con em mình. Gặp thứ nào thì mua thức ấy, còn thiếu thì dành phiên chợ sau cho đến tận 13, 14 âm lịch. Mua cỗ Trung Thu nhưng các bà mẹ cũng không quên mua đồ chơi cho trẻ. Nào tiến sỹ giấy, nào đèn ông sao, trống bỏi, đầu lân, mặt nạ, con rối, tò he... Nếu không mua được đủ thì ít nhất cũng phải mua được ông tiến sĩ hoặc chiếc lồng đèn ông sao. Nhà giàu còn làm cả đèn kéo quân. Đồ chơi từ năm trước có thể đem sửa lại cho trẻ. Nhiều em tự sửa sang lại đồ chơi của mình. Không khí chuẩn bị tết Trung Thu nhộn nhịp, vui vẻ, cuốn hút cả n gười lớn, trẻ con trong xóm ngoài làng
Thi cỗ và thi đèn Trung Thu
Ngày Tết Trung Thu, từ sáng sớm, mọi nhà bắt đầu làm bánh tẻ, bánh đúc là chủ yếu, còn nếu gói bánh chưng, bánh gai, thì làm từ ngày 14 âm lịch. Các bà nội trợ đun nấu sửa soạn cúng gia tiên. Cỗ Trung Thu mới được bày biện. Địa điểm bày cỗ thường là ở sân nhà. Cũng có nơi đặt ở giữa vườn, miễn là có ánh trăng chiếu tới để con trẻ ngồi phá cỗ. Đầu mâm cỗ trông trăng thường là ông tiến sĩ giấy. Có nơi còn đặt 2 ông phỗng ngồi hầu 2 bên. Một quả bưởi tươi nguyên đặt chính giữa, xung quanh là các loại bánh kẹo và trái cây. Có khi mâm cỗ quá đầy phải đặt thêm ở bên ngoài mâm. Mỗi nhà đều có vài xâu hạt bưởi khô để trẻ thắp chơi trong lúc phá cỗ. Như có sự phân công tự nhiên, việc sắm cỗ cho trẻ thường là nữ giới. Còn việc bày cỗ thường là đàn ông. Có nhà cẩn thận hơn, cha mẹ tập cho con bày cỗ, hướng dẫn cách sắp xếp cho đẹp để năm sau trẻ có thể tự làm lấy. Tất cả còn nguyên đến lúc phá cỗ. Trăng lên dần, trẻ cầm đèn đội đầu sư tử, khoác mặt nạ, vác trống bỏi rủ nhau đi xem đội múa lân của làng đến tận khuya mới về nhà phá cỗ.
Người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả. Sau khi chơi cỗ trông trăng, các em cùng nhau phá cỗ, tức là ăn mâm cỗ lúc đã khuya.
“Phá cỗ Trung Thu”
Phá cỗ là chia bánh trái, hoa quả đã bày trong mâm cổ Tết Trung thu cho trẻ ăn. Phá cỗ không có giờ quy định. khi trăng đã lên cao, ánh trăng chiếu sáng khắp nơi, trẻ nhà nào đã về đông đủ thì nhà ấy cho trẻ phá cỗ. Không kể những nhà đông con mà ngay cả những nhà hiếm con hiếm cháu, đều được quan tâm đặc biệt. Không khí phá cỗ rất vui. Cả nhà cùng quây quần xung quanh mâm cỗ với lũ trẻ. Trước khi phá cỗ, người lớn thường hướng dẫn cho con cái chia các vật phẩm trong mâm cỗ để ăn như bổ bưởi, cắt bánh, róc mía...
Tục phá cỗ trong Tết Trung Thu ở nông thôn ngày xưa chính là cơ hội chăm sóc trẻ em, giúp chúng được hưởng thụ các sản vật còn tươi nguyên, được chọn ăn tùy sở thích, được vui đùa phá cỗ trông trăng. Tục bày cỗ, phá cỗ trông trăng là thể hiện của sự quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ em, cả vật chất lẫn tinh thần một cách cụ thể, tinh tế, sinh động và độc đáo của người Việt
Nguyễn Tấn Tuấn
Sở VHTT&DL tỉnh Bình Định
Tin cùng chuyên mục
- Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Saudi Arabia 29.10.2024 | 16:43 PM
- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Lương Cường 22.10.2024 | 09:54 AM
- Tiểu sử Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm 03.08.2024 | 11:22 AM
- Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện 21.06.2024 | 08:50 AM
- Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024)Rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh 19.05.2024 | 17:39 PM
- Những bức thư, điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ 06.05.2024 | 15:44 PM
- Quan hệ Việt Nam - Đan Mạch phát triển tốt đẹp 21.11.2023 | 15:11 PM
- Ngày Thị giác Thế giới: Bảo vệ đôi mắt tại nơi làm việc 12.10.2023 | 17:22 PM
- Hiểu đúng về an toàn thực phẩm 07.06.2023 | 18:22 PM
- Quan hệ hữu nghị và đoàn kết truyền thống giữa Việt Nam và Cộng hòa Đông Uruguay 27.04.2023 | 09:36 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Cử tri quan tâm đến việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực phát triển
- Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự hội nghị triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
- Bế mạc kỳ họp thứ tám Quốc hội khoá XV
- Trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX năm 2024 cho 36 thanh niên xuất sắc tiêu biểu
- Thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 21-KL/TW
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật
- Diễn đàn thanh niên phát triển kinh tế xanh, bền vững