Chủ nhật, 22/12/2024, 08:22[GMT+7]

Người đưa tin duy nhất trận thành cổ Quảng Trị

Chủ nhật, 20/05/2012 | 13:28:22
12,350 lượt xem
Đã 40 năm trôi qua nhưng cựu phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính (báo Quân đội Nhân dân) vẫn vẹn nguyên cảm xúc khi nhớ lại ngày tháng khốc liệt mà hào hùng của trận thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm năm 1972.

Những nụ cười chiến thắng. Ảnh: Đoàn Công Tính

Ông là phóng viên chiến trường duy nhất lọt vào bên trong trận chiến và ghi lại những hình ảnh lịch sử đắt giá.

 

Ông kể, tháng 4/1972, lần đầu tiên sau mười mấy năm quân đội cách mạng giải phóng được hoàn toàn một tỉnh miền Namon> đã khiến dư luận thế giới rúng động. Tình hình chiến sự trên chiến trường này ảnh hưởng rất lớn đến bàn đàm phán quốc tế. Vì vậy, Mỹ ngụy tung tất cả lực lượng từ pháo binh, nhảy dù cho đến lính thủy đánh bộ, quyết tâm chiếm lại bằng được để có thể tuyên bố với dư luận là cách mạng Việt Namon> chưa lấy được Quảng Trị.

 

Thời điểm này có rất nhiều phóng viên quốc tế và Việt Namon> đến đưa tin. Riêng Thông tấn xã Việt Namon> đã có 70-80 phóng viên nhưng không ai vào được, chỉ ở bên ngoài lấy tin từ các chuyến chuyển thương vì chiến trận quá nguy hiểm. Lúc này, báo chí Sài Gòn đưa tin có hai nhà báo, một nhà quay phim tử trận khi tìm cách xâm nhập Thành cổ.

 

Cựu phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính đang kể về khoảng thời gian ông tác nghiệp trong trận chiến thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm khói lửa. Ảnh: H.C

 

Từng lăn lộn ở chiến trường Quảng Trị, Đoàn Công Tính biết quân ta vẫn kiểm soát, làm chủ được Quảng Trị nhưng trận chiến vô cùng khốc liệt, phải bỏ bao nhiêu xương máu ra để giành giật từng chút một. Thế nên ông quyết tâm vào thành cổ để ghi lại khí thế chiến đấu dũng cảm ngoan cường của quân đội Việt Namon>.

 

Cựu phóng viên chiến trường nhớ rõ, ngày 15/8/1972 từ bờ sông Thạch Hãn nhìn sang phía thành cổ, đạn pháo của địch bắn vào thành sáng cả bầu trời. Mặt đất rung chuyển vì những đợt pháo kích của địch. Năn nỉ những cán bộ tải thương để tìm đường vào trong, Công Tính đều nhận được những cái lắc đầu.

 

 

 

 "Nụ cười chiến thắng" dưới chân thành cổ Quảng Trị (15/8/1972). Bức ảnh nổi tiếng đăng trên báo Nhân dân đúng dịp 2/9/1972 được đánh giá cao bởi thể hiện được sự lạc quan của các chiến sĩ giữa chiến trận ác liệt. Chính nhờ bức ảnh này mà nhân vật chính trong ảnh - chiến sĩ Lê Xuân Chinh đã được “tìm lại”, được hưởng chính sách vì những năm tháng cống hiến cho cách mạng.

 

Không bỏ cuộc, ông tìm được hai o du kích là Lệ (17 tuổi) và Hảo (20 tuổi) mới từ trong “chảo lửa" ra. Sau một hồi thuyết phục, trước quyết tâm muốn vào thành cổ của anh phóng viên chiến trường, hai cô mở đường đã đồng ý: "Thấy anh là nhà báo, chúng em tình nguyện đưa vào nhưng phải xin phép chỉ huy".

 

Đến gặp Bí thư Đảng ủy xã Triệu Thượng và vẫn chỉ nhận được cái lắc đầu nhưng phóng viên chiến trường vẫn thuyết phục: "Cuộc chiến tranh kéo dài tốn quá nhiều xương máu nên nếu mình có những tấm hình làm bằng chứng để có tiếng nói trên bàn hội nghị thì có thể góp phần chuyển biến cục diện. Suy nghĩ một hồi, ông bí thư Đảng ủy xã chấp nhận", ông Tính nhớ lại. Và ông được hai nữ du kích đưa vào thành cổ cùng một đại đội mới từ Bắc vào bổ sung cho chiến trường.

 

Bức ảnh "Đánh chiếm căn cứ Đầu Mầu" là tác phẩm được Đoàn Công Tính tâm đắc nhất, bức ảnh cũng đã nhận được huy chương vàng cùng giải thưởng lớn của tổ chức quốc tế nhà báo OIJ.

 

Tại đây, ông đã ghi lại hàng loạt các bức ảnh giá trị như Nụ cười chiến thắng, Nắng dưới lòng đất, Trận đánh trước thành cổ... phản ánh hiện thực khốc liệt và trận chiến đấu hào hùng tại thành cổ. Đây là tài liệu cực kỳ quý giá, góp phần giúp cho phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành thắng lợi trên mặt trận ngoại giao tại Hội nghị Paris.

 

Nói về bức ảnh Nụ cười chiến thắng (Nụ cười bên Thành cổ Quảng Trị), ông Tính cho biết, hồi đó bom đạn ác liệt nhưng ông đã gắng kéo các chiến sĩ lên khỏi miệng hầm để chụp vì nếu chụp dưới hầm rất chật hẹp lại không lấy được bối cảnh thành cổ. "Thế là tôi mời các anh lên và nói đùa một câu 'Các anh chiến đấu gian khổ như thế, khi đẩy lùi được tụi Mỹ ngụy các anh có vui không?'. Họ đều bảo vui chứ, rồi cười với nhau. Thế là tôi chụp ngay khoảnh khắc ấy", ông nhớ lại.

 

Sau này, cựu phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính đã tìm lại được nhân vật chính trong bức ảnh Nụ cười thành cổ năm xưa. Và đây cũng là bước ngoặt giúp anh lính thành cổ Lê Xuân Chinh được hưởng chính sách bởi sau cuộc chiến, vì không có giấy chứng nhận thương binh nên cuộc sống của ông rất vất vả.

 

Ông Tính bảo, là phóng viên chiến trường ai cũng mơ ước có được một bức ảnh để đời. Với ông đó là bức ảnh Đánh chiếm căn cứ Đầu Mầu, một trong những tác phẩm đưa ông đến với giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Bức ảnh này được đánh giá hội tụ đủ tất cả yếu tố của một bức ảnh chiến trường.

 

"Ngay lúc chụp, tôi đã biết đây sẽ là một bức ảnh mà bấy lâu nay mình mơ ước", ông cho biết. Tư thế của người lính rất đẹp, hành động phất cờ thể hiện khí thế chiến thắng của quân ta, hình ảnh thương vong của đối phương là yếu tố hết sức quan trọng để để nói lên sự thất bại thảm hại của Mỹ ngụy đồng thời tố cáo chiến tranh buộc con người ta phải bắn giết nhau.

 

Ông đã vượt qua những khó khăn nguy hiểm, bất chấp mạng sống, nhiều khi suốt tuần chỉ toàn ăn lương khô, uống nước lã để kịp chạy về giao tác phẩm cho tòa soạn. Nhưng với cựu phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính, đó là khoảng thời gian "đã" nhất trong đời ông. Bởi ông được sống trong những khoảnh khắc mà không phải phóng viên nào cũng có được.

Theo nongthonngaynay.vn

 

  • Từ khóa