Thứ 7, 27/07/2024, 06:19[GMT+7]

Hưng Hà - Thái Bình Thực hiện hiệu quả quy chế dân chủ

Thứ 5, 14/10/2010 | 09:42:46
2,782 lượt xem
Khi triển khai thực hiện Chỉ thị 30 về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, trong bối cảnh tình hình chính trị trong tỉnh và một số địa phương của huyện Hưng Hà vừa đi vào ổn định, nhưng chưa vững chắc: Tình hình khiếu kiện của nhân dân vẫn còn tiếp tục phải giải quyết những tồn tại sau thanh tra; kinh tế – xã hội phát triểm chậm... Ban Thường vụ Huyện ủy thành lập Ban chỉ đạo có 7 thành phần và triển khai đến cán bộ chủ chốt ở xã, Ban chỉ đạo xây dựng quy chế hoạt động và ch

Trên cơ sở quán triệt các quy định trong Quy chế thực hiện dân chủ ở xã và căn cứ tình hình thực tiễn, các xã, thị trấn trong huyện đã rà soát, bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới các nội dung, quy chế, quy định trên từng lĩnh vực cụ thể. Đồng thời, hủy bỏ những văn bản đã ban hành trái pháp luật, không đúng thẩm quyền, không còn phù hợp. Toàn huyện có 60% số xã có 11 bản quy chế quy định, 40% số xã, thị trấn có từ 16 văn bản, cá biệt có xã xây dựng 20 đến 24 văn bản.

Quy chế dân chủ ở xã quy định: Chính quyền địa phương có nhiệm vụ thông tin kịp thời và công khai để nhân dân biết 14 công việc như: Chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Nhà nước và chính quyền địa phương về thủ tục hành chính, kế hoạch phát triển KT- XH, sử dụng đất đai, các nghị quyết của HĐND và UBND về dự toán  và quyết toán ngân sách xã.

Hầu hết, các xã, thị trấn ở Hưng Hà đều thực hiện khá tốt một số lĩnh vực như: dự toán, quyết toán ngân sách xã, vốn quỹ HTX hàng năm, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, quản lý đất đai, xây dựng cơ bản, các quy định về thủ tục hành chính, dồn điền đổi thửa, giải phóng mặt bằng... Những công việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp gồm 6 việc: chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng, lập thu chi các loại quỹ theo quy định, xây dựng hương ước làng văn hóa, nếp sống văn minh, giữ gìn ANTT, thành lập Ban giám sát việc thi công các công trình do nhân dân tự nguyện đóng góp vốn, cử ra tổ bảo vệ sản xuất, tổ hòa giải , tổ an ninh nhân dân..

Những việc nhân dân bàn, tham gia ý kiến, HĐND, UBND xã quyết định gồm 8 việc: các dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, kế hoạch dồn chuyển ô thửa đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng nông thôn mới... Qua một thời gian thực hiện quy chế dân chủ, kết quả cho thấy: Đối với 14 việc nhân dân cần biết, qua kiểm tra hầu hết chính quyền tập trung thực hiện được 12 - 14 việc; 6 việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp thực hiện 5/6 việc; 8 việc đưa ra bàn HĐND- UBND quyết định thực hiện được 5 đến 6 việc.

Đối với 10 việc dân bàn giám sát kiểm tra thực hiện được 7-8 việc. Các nội dung và hình thức công khai cho dân biết, dân bàn, dân kiểm tra  mới chỉ tập trung trên hệ thống truyền thanh xã, có tổ chức họp dân nhưng tỷ lệ dân đi họp không cao, niêm yết công khai tại trụ sở làm việc, nhưng chưa chú ý đến các hình thức khác như: Phát phiếu thăm dò, đặt hòm thư góp ý... hoạt động của Ban thanh tra nhân dân còn yếu.

Sỡ dĩ có tình hình nêu trên là do: Một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên chưa hiểu đầy đủ, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, một số cán bộ có tư tưởng chủ quan trong xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ, nhận thức của một bộ phận nhân dân chưa đầy đủ, chỉ nhấn mạnh một chiều về quyền lợi, coi nhẹ nghĩa vụ và trách nhiệm; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở chưa được chú trọng thường xuyên, thiếu kiểm tra đôn đốc. Việc sơ kết, tổng kết chưa kịp thời, vẫn còn có nơi thực hiện hình thức, tình trạng thiếu dân chủ vẫn còn xảy ra ở một số xã. Toàn huyện Hưng Hà hiện có 40% số xã, thị trấn thực hiện tốt; 34,3% khá; 25,7% trung bình, yếu.

5 bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế của Hưng Hà là: trong đó, bài học có tính quyết định cho thành công ở Hưng Hà là: Việc thực hiện quy chế dân chủ phải là nhiệm vụ thường xuyên của cấp ủy, các ngành và toàn dân; phải kết hợp chặt chẽ với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, doanh nghiệp... thúc đẩy phong trào thi đua lao động sản xuất, công tác.

 Phạm Thanh

  • Từ khóa