Tinh gọn bộ máy từ cơ sở (Kỳ 1)
Kỳ 1: Chủ trương đúng, trúng, hợp lòng dân
Trước khi thực hiện chủ trương sáp nhập, toàn tỉnh có 2.076 thôn, tổ dân phố với quy mô số hộ không đồng đều, có những thôn, tổ dân phố chỉ có vài chục gia đình, tạo nhiều đầu mối gây lãng phí và áp lực chi cho ngân sách. Vì vậy, khi chủ trương sáp nhập các thôn, tổ dân phố không đạt quy mô số hộ theo quy định được triển khai, đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân đều đồng tình, ủng hộ cao.
Thôn Cun, xã Tân Hòa (Hưng Hà) trước khi thực hiện chủ trương sáp nhập có 59 hộ với 199 nhân khẩu. Dù dân số ít nhưng vẫn phải bảo đảm đầy đủ bộ máy quản lý với 3 người hoạt động không chuyên gồm 1 bí thư chi bộ, 1 trưởng thôn, 1 phó thôn, ngoài ra còn có 5 người là trưởng các đoàn thể (cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên, nông dân, người cao tuổi). Trong khi đó, cũng trên địa bàn xã, thôn Riệc có 703 hộ với trên 2.000 nhân khẩu, bộ máy quản lý cũng giống như thôn Cun. Qua đó có thể thấy thực tế hiện nay quy mô dân số của các thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh không đồng đều. Có những thôn, tổ dân phố quy mô nhỏ nhưng vẫn phải bảo đảm đầu mối cho quản lý chính quyền cơ sở, vẫn cần có nguồn lực con người và vật chất. Mặc dù dân cư ít nhưng mỗi thôn, tổ dân phố vẫn phải đầu tư xây dựng riêng nơi hội họp, nhà văn hóa, khu thể thao...
Theo ông Đoàn Minh Lâm, Chủ tịch UBND xã Tân Hòa: Trước khi thực hiện việc sáp nhập, xã có 8 thôn, trong đó 4 thôn có quy mô nhỏ thuộc diện phải sáp nhập là thôn Cun (59 hộ); thôn Ruốm (98 hộ); thôn Khám (105 hộ); thôn Lường (112 hộ). Quy mô thôn nhỏ làm phát sinh tổ chức, tạo đầu mối, tăng số lượng người hoạt động không chuyên trách, gây áp lực chi cho ngân sách địa phương, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của chi bộ, đoàn thể; gây khó khăn trong việc huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư để xây dựng cơ sở hạ tầng. Từ thực tế trên, việc triển khai sáp nhập thôn chưa bảo đảm quy mô theo quy định để thành lập thôn mới hoàn toàn phù hợp với thực tiễn địa phương, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã, tinh gọn bộ máy, giảm số lượng đồng thời tạo sự gắn bó, củng cố sức mạnh, tăng cường đầu tư xây dựng công trình phúc lợi xã hội từ cộng đồng dân cư.
Không chỉ nhận được sự đồng tình trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, chủ trương sáp nhập thôn, tổ dân phố cũng được đa số người dân các địa phương đồng tình rất cao.
Ông Tạ Ngọc Hoanh, thôn Lễ Thần, xã Thái An (Thái Thụy) cho biết: Thôn Lễ Thần hiện nay được thành lập sau khi sáp nhập hai thôn Lễ Thần Nam và Lễ Thần Đoài do quy mô số hộ không bảo đảm theo quy định. Bản thân tôi và người dân địa phương rất đồng tình với chủ trương sáp nhập thôn để tinh gọn bộ máy ở cơ sở, tiết kiệm chi ngân sách.
Theo đồng chí Nguyễn Xuân Hiểu, Bí thư Đảng ủy thị trấn Quỳnh Côi (Quỳnh Phụ): Do đúng, trúng, hợp ý dân nên chủ trương sáp nhập thôn, tổ dân phố được người dân đồng thuận rất cao. Vì vậy, khi địa phương triển khai thực hiện sáp nhập 13 tổ dân phố không bảo đảm số hộ theo quy định thành 6 tổ rất thuận lợi, không gặp khó khăn, người dân đồng thuận với tỷ lệ đạt 100%. Theo kế hoạch của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Nội vụ về sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh, các thôn, tổ dân phố có dưới 150 hộ (đối với thôn), dưới 175 hộ (đối với tổ dân phố) thì phải sáp nhập với thôn, tổ dân phố khác liền kề trong cùng xã, phường, thị trấn để hình thành thôn, tổ dân phố mới. Các thôn, tổ dân phố có từ 150 hộ (đối với thôn), từ 175 hộ (đối với tổ dân phố) trở lên ở những nơi có đủ điều kiện thì thực hiện việc sáp nhập. Tiêu chí sáp nhập để thành lập thôn mới, tổ dân phố mới căn cứ theo Thông tư số 14 ngày 3/12/2018 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04 ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.
Theo số liệu của Sở Nội vụ, tại thời điểm cuối năm 2018, toàn tỉnh có 426/2.076 (20,5%) thôn, tổ dân phố có quy mô không bảo đảm theo quy định cần phải sáp nhập. Trong đó, thành phố Thái Bình có 320 tổ dân phố thuộc diện phải sáp nhập, cao nhất tỉnh; các huyện còn lại có từ 3 - 26 thôn, tổ dân phố phải sáp nhập.
Tuy nhiên, tại thời điểm triển khai thực hiện việc sáp nhập, có 20 thôn, tổ dân phố thay đổi quy mô số hộ gia đình so với thời điểm 31/12/2018, không còn thuộc diện phải sáp nhập và 5 thôn, tổ dân phố có yếu tố đặc thù. Những trường hợp này, UBND các huyện, thành phố đã có báo cáo giải trình và đề nghị giữ nguyên hiện trạng, chưa thực hiện việc sáp nhập. Như vậy, toàn tỉnh còn 401 thôn, tổ dân phố (57 thôn, 344 tổ dân phố) phải thực hiện sáp nhập để bảo đảm quy mô theo quy định. Theo phương án sáp nhập các địa phương xây dựng, số thôn, tổ dân phố liên quan đến sáp nhập là 485. Sau sáp nhập, toàn tỉnh giảm được 292/2.076 thôn, tổ dân phố (14,06%) đồng thời giảm được số lượng lớn cán bộ không chuyên trách, góp phần giảm chi cho ngân sách địa phương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã.
(còn nữa)
Đào Quyên
Tin cùng chuyên mục
- Quỳnh Phụ: Tổ chức hội nghị kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy 23.12.2024 | 17:08 PM
- UBND tỉnh họp nghe báo cáo sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các sở 16.12.2024 | 15:16 PM
- Thống nhất nội dung giám sát, phản biện xã hội năm 2025 12.12.2024 | 17:35 PM
- Đánh giá kết quả triển khai một số nhiệm vụ Đề án 06 06.12.2024 | 19:21 PM
- Hưng Hà: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án tổ hợp nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp LYNN TIMES Duyên Hải 12.11.2024 | 17:24 PM
- Giám sát việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững tại huyện Quỳnh Phụ 08.10.2024 | 20:36 PM
- Triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác tuyên giáo 30.09.2024 | 17:56 PM
- Quỳnh Phụ: Khai giảng lớp sơ cấp lý luận chính trị 07.06.2024 | 15:05 PM
- Hầu hết chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, được nhân dân đồng thuận 25.05.2024 | 19:55 PM
- Đồng chí Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Phụ tiếp xúc, đối thoại với nhân dân các xã, thị trấn 24.05.2024 | 16:15 PM
Xem tin theo ngày
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Quyết tâm đạt mục tiêu “5 không” trong bảo đảm an ninh trật tự tết Nguyên đán
- Đảng đoàn HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh: Kiểm điểm tập thể và cá nhân năm 2024
- Công tác tuyên giáo góp phần tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân
- Triển khai công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2025
- Tăng cường kiểm tra, giám sát ở những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025