Độc đáo công trình giếng bậc thang ở Ấn Độ
Chand Baori nằm ở ngôi làng Abhaneri tại miền Đông bang Rajasthan (Ấn Độ), là một trong những công trình độc đáo và là một nét đặc trưng của đất nước Ấn Độ. Đó cũng là một trong những công trình giếng bậc thang cổ kính nhất ở Rajasthan, và nó được xem là giếng bậc thang lớn nhất trên thế giới.
Thực tế công trình Chand Baori không giống một cái giếng, cấu trúc của nó có hình vuông và có đến 13 tầng ngầm, 3 mặt của giếng có các đường đi dạng bậc thang nằm song song trên mép tường. Tổng cộng có 35000 bậc thang hẹp được bố trí một cách hoàn hảo từ trên mạnh giếng xuống đáy giếng. Giếng có chiều sâu 20 mét, dưới đáy giếng âm u là một vũng nước có màu xanh lá cây hơi sánh.
Giếng được xây dựng vào khoảng thế kỷ 8 đến thế kỷ thứ 9 bởi Vua Chanda của triều đại Nikumbha. Giếng là công trình cung cấp nước cho khu vực dân cư sống quanh đó suốt nhiều thế kỷ liền trước khi hệ thống cung cấp nước hiện đại được xây dựng.
Hiện nay, do nguồn nước có màu xanh sánh và không đảm bảo vệ sinh nên giếng không còn được sử dụng. Tuy nhiên, giếng lại trở thành một công trình kiến trúc ấn tượng của Ấn Độ với niên đại hơn 1000 năm tuổi. Bên cạnh giếng còn có một miếu thờ cho du khách đến tham quan và bái lễ.
Giếng bậc thang ở Ấn Độ còn được gọi là ‘Bawdi hoặc Baori’ và là công trình độc nhất vô nhị chỉ có ở Ấn Độ. Giếng có nhiều bậc thang được xây dựng xung quanh thành cho phép mọi người có thể đi lên hoặc xuống giếng lấy nước một cách dễ dàng. Giếng bậc thang Chand Baori lớn hơn rất nhiều so với những giếng thông thường và nó có ý nghĩa rất lớn về mặt kiến trúc.
Kiến trúc đường lên xuống bằng bậc thang cho phép người dân Rajput có thể lấy nước bất cứ lúc nào, từ bất cứ phía nào cũng như bất cứ thời gian nào trong năm. Những mục đích khác về việc xây dựng giếng bậc thang hiện vẫn chưa được làm rõ. Một số người tin rằng ngoài lý do cung cấp nước thì chắc hẳn nó còn phục vụ mục đích khác, có thể là tâm linh.
Rajasthan là một vùng đất khô hạn, vì lý do đó mỗi giọt nước đều rất đáng giá. Diện tích rộng của giếng còn đảm nhận chức năng như một chiếc bể khổng lồ để giữ nước mưa. Ngoài chức năng giữ nước, công trình Chand baori cũng đã trở thành nơi tụ tập của người dân địa phương Abhaneri vào những ngày hè nóng bức. Giếng còn được xem như là một chiếc quạt mát khổng lồ, nhiệt độ đo được ở đáy giếng thấp hơn trên mặt đất từ 5 – 6 độ C.
3 mặt của giếng là bậc thang, mặt còn lại được xây dựng một công trình dinh thự nhỏ. Dinh được xây rất công phu và tỉ mỉ và đẹp mắt. Đây là nơi dành cho Vua và Nữ hoàng đến để nghỉ ngơi, thi họa.
Theo dantri
Tin cùng chuyên mục
- Người xin việc thật thà 13.06.2024 | 08:58 AM
- Bí quyết giàu nhanh của đàn ông 13.06.2024 | 08:48 AM
- Năm Tân Sửu tìm hiểu những loài trâu quý hiếm 15.02.2021 | 08:00 AM
- Tìm vợ 24.03.2020 | 16:05 PM
- Hổ phụ sinh hổ tử 13.01.2020 | 17:42 PM
- Cô giáo mừng vì trò là con một 09.01.2020 | 10:01 AM
- Chàng trai gặp họa vì được tâng bốc 06.01.2020 | 15:28 PM
- Được rồi, để anh lo! 03.01.2020 | 10:40 AM
- Sửa di chúc 3 lần nhờ bác sĩ 01.01.2020 | 09:19 AM
- Một câu chuyện trong ngày mà em thích 31.12.2019 | 10:08 AM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng