Indonexia Phát hiện nhiều sinh vật mới ở vùng biển
Độc đáo loài bạch tuộc màu tím mới phát hiện
Giáo sư Verena Tunnicliffe, công tác tại Đại học Victoria (Canada) cho biết những hình ảnh cung cấp sự nhìn khác lạ về một trong những hệ sinh thái biển phức tạp và ít được biết đến trên trái đất.
“Các loài huệ biển (động vật da gai) từng phát triển nhiều tại các đại dương, bao gồm các vùng biển nông và sâu, nhưng bây giờ chúng rất hiếm. Tôi chỉ nhìn thấy một vài loài trong sự nghiệp nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, khi tham gia cuộc thám hiểm này, tôi thật sự kinh ngạc khi nhận thấy chúng thật đa dạng”, bà Tunnicliffe nói trong một thông cáo báo chí.
Tương tự, trước đây bà Tunnicliffe cũng đã nhìn thấy các loài nhện biển nhưng chúng thì bé xíu chỉ dài khoảng 2,5 cm nhưng những con nhện biển tại vùng biển Indonexia thì khổng lồ, đạt chiều dài chừng 20 cm hoặc hơn thế nữa.
Một trong những loài động vật kỳ lạ trông như một bông hoa - mà các nhà khoa học đã quay phim được - được trang bị những gai nhọn màu hồng phủ lớp chất dính có thể bắt được con mồi khi nó vô tình bơi ngang qua, họ nghĩ đó là một loài bọt biển ăn thịt. Ngoài ra, họ còn quan sát được loài cá có màu hoa oải hương có thể di chuyển bằng cách “bước đi” trên đáy biển.
“Tôi nhận thấy có ít nhất 40 loài san hô biển sâu mới và ít nhất 50 loài động thực vật mới bao gồm tôm, cua, bọt biển, trai, động vật chân tơ, hải quỳ và hải sâm được phát hiện trong chuyến thám hiểm này”, bà Tunnicliffe nói.
Các nhà khoa học cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu và mô tả khoa học các loài mới phát hiện tại vùng biển Indonexia trong những năm tiếp theo.
Dưới đây là những sinh vật biển độc đáo mới được phát hiện - Ảnh: oceanexplorer.noaa.gov.
![]() |
Loài huệ biển với những “cánh tay” màu đỏ rực tại độ sâu 516 m.
![]() |
Sao biển giòn khổng lồ tại độ sâu 555 m.
![]() |
Loài cá mới “biết đi” dưới đáy biển.
![]() |
Một loài huệ biển khác tuyệt đẹp.
![]() |
Một loài cua sống tại độ sâu 516 m.
![]() |
Quang cảnh sự sống của ốc mượn hồn, hải quỳ và san hô mềm dưới đáy biển Indonexia.
![]() |
Cận cảnh loài san hô Paragorgia arborea tại độ sâu 1.588 m.
![]() |
Hải quỳ có những “cánh tay” màu trắng có tác dụng bắt mồi.
![]() |
San hô đen và tôm ở độ sâu 616 m.
![]() |
Loài huệ biển tím quyến rũ ở độ sâu 714 m.
![]() |
Nhím biển ở độ sâu 1.951m.
![]() |
Một loài cá mới ở độ sâu 2.099 m chưa từng được biết đến.
![]() |
Loài cá Bathypterois grallator có chất độc tại độ sâu 2.100 m.
![]() |
Một loài hải sâm tại độ sâu 3.205 m.
![]() |
Một loài tôm khác mới được khám phá.
Vietnamnet.vn
Tin cùng chuyên mục
- Người xin việc thật thà 13.06.2024 | 08:58 AM
- Bí quyết giàu nhanh của đàn ông 13.06.2024 | 08:48 AM
- Năm Tân Sửu tìm hiểu những loài trâu quý hiếm 15.02.2021 | 08:00 AM
- Tìm vợ 24.03.2020 | 16:05 PM
- Hổ phụ sinh hổ tử 13.01.2020 | 17:42 PM
- Cô giáo mừng vì trò là con một 09.01.2020 | 10:01 AM
- Chàng trai gặp họa vì được tâng bốc 06.01.2020 | 15:28 PM
- Được rồi, để anh lo! 03.01.2020 | 10:40 AM
- Sửa di chúc 3 lần nhờ bác sĩ 01.01.2020 | 09:19 AM
- Một câu chuyện trong ngày mà em thích 31.12.2019 | 10:08 AM
Xem tin theo ngày
-
Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại thành phố Thái Bình
- Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật trong sản xuất, đời sống xã hội