Chúa tể bầu trời ở Việt Nam
Tên khoa học của loài này là Nisaetus nipalense, thuộc chi Spizaetus, thuộc loài chim săn mồi. Chúng tương đối giống các loại đại bàng, và chúng cũng thuộc họ ưng. Trong họ ưng, chúng có cơ thể, sải cánh, cân nặng ở mức trung bình. Tuy nhiên, với bộ móng cực sắc, cặp chân hùng dũng, trông chúng rất oai vệ.
Ở các vùng miền núi Việt Nam, chúng xuất hiện tương đối ít, hiếm khi gặp, nhưng chúng thực sự là chúa tể bầu trời, là vua của các loài chim. Loài diều núi này sinh sống ở địa bàn khá rộng, từ Ấn Độ, Nepal và Sri Lanka đến Thái Lan, Đài Loan, Indonesia và Nhật Bản và Việt Nam.
Loài diều núi có độ dài thân từ 70 đến 100cm với sải cánh dài đến 1,8m. Ở Việt Nam, diều núi nhỏ hơn, nhưng chúng cũng được coi là loài chim lớn nhất sải cánh trên bầu trời. Con trưởng thành có màu nâu nhạt dưới bụng, cánh rất rộng và chiếc đuôi cong.
Ở mỗi địa bàn phân bố, chúng lại có một chút khác biệt. Ở Việt Nam, loài diều núi đặc trưng với một túm lông nhỏ ở trên đầu, trông rất oai vệ. Giống như hầu hết các loài chim, chúng làm tổ trên cây. Tổ của chúng thường được đặt ở vị trí cao, trên đỉnh núi hiểm trở, rừng rậm.
Môi trường sống của chúng thông thường là các dãy núi có độ cao 2500 mét hoặc hơn. Ở Việt Nam, núi cao như thế tương đối ít, nên diều núi cũng chấp nhận môi trường sống thấp hơn. Chúng phân bố ở hầu hết các tỉnh thành miền núi phía Bắc, dọc dải miền Trung, và hết vùng Tây Nguyên.
Nó lựa chọn những vách núi, những khu rừng không có người qua lại để làm tổ và đẻ trứng. Loài diều núi cũng đẻ trứng, ấp con, nhưng điều khác biệt với các loài chim là nó chỉ đẻ một trứng. Diều núi ăn động vật có vú nhỏ, chim và nhiều loài bò sát. Chúng quắp cả con gà lên không trung, chộp cả chú rắn độc bay lên trời xanh.
Mặc dù số lượng diều núi vẫn còn khá nhiều, chưa bị đe đọa trên toàn cầu, nhưng số lượng của chúng đang suy giảm nghiêm trọng. Chúng có vẻ đẹp thần thánh của loài chim, nên bị giới chơi chim săn lùng ráo riết. Ở nước ngoài, loài này đã trở thành vật nuôi làm cảnh nhiều năm nay. Hiện người Việt cũng bắt đầu chơi diều núi.
Người mê chim sẵn sàng bỏ ra số tiền 10 triệu đồng để mua một chú diều núi về chơi. Tuy nhiên, việc chúng sinh sản quá ít, chỉ đẻ 1 trứng/lần, cộng với việc săn lùng ráo riết, nên chúng ngày một hiếm ở môi trường tự nhiên. Ở Việt Nam, chúng là loài cấm săn bắt.
Theo VTC
Tin cùng chuyên mục
- Người xin việc thật thà 13.06.2024 | 08:58 AM
- Bí quyết giàu nhanh của đàn ông 13.06.2024 | 08:48 AM
- Năm Tân Sửu tìm hiểu những loài trâu quý hiếm 15.02.2021 | 08:00 AM
- Tìm vợ 24.03.2020 | 16:05 PM
- Hổ phụ sinh hổ tử 13.01.2020 | 17:42 PM
- Cô giáo mừng vì trò là con một 09.01.2020 | 10:01 AM
- Chàng trai gặp họa vì được tâng bốc 06.01.2020 | 15:28 PM
- Được rồi, để anh lo! 03.01.2020 | 10:40 AM
- Sửa di chúc 3 lần nhờ bác sĩ 01.01.2020 | 09:19 AM
- Một câu chuyện trong ngày mà em thích 31.12.2019 | 10:08 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam