Chủ nhật, 24/11/2024, 01:46[GMT+7]

Khám phá “vết nứt” giữa hai lục địa Âu – Mỹ

Thứ 2, 22/07/2013 | 10:20:56
1,356 lượt xem
"Vết nứt" giữa hai lục địa Âu-Mỹ là nơi có nguồn nước tinh khiết nhất thế giới. Nước ở đây có thể uống trực tiếp, không cần qua xử lý. Hãy cùng khám phá...

Nằm ở hồ Thingvallavatn tại vườn quốc gia Thingvellir ở Iceland, thung lũng Silfra là một phần nằm giữa dãy núi Mid Atlantic Ridge giữa Đại Tây Dương, đó cũng là đường phân chia giữa hai lục địa Âu – Mỹ. Mid Atlantic Ridge là dãi núi dài nhất trên thế giới nhưng đại bộ phận dãy núi này bị nhấn chìm dưới nước biển Đại Tây Dương.

Thung lũng Silfra giống như một “vết nứt” lớn trên bề mặt trái đất, nơi mà những phiến đá lục địa từ từ tách và mở rộng ra khoảng 2cm mỗi năm. Trong lòng nước sâu của Đại Tay Dương, vết nứt này không thể nhìn thấy được, tuy nhiên tại thung lũng Silfra, do nước tan chảy từ băng tuyết rất trong nên có thể nhìn thấy một cách rõ ràng.

Chính đặc điểm có thể nhìn thấy bằng mắt và có thể tiếp cận được đã biến Silfra thành một điểm bơi lặn lý tưởng. Những thợ bơi lặn chuyên nghiệp và nghiệp dư có thể “chao lượn” giữa 2 giới tuyến Âu - Mỹ dưới gầm đá dài hàng chục kilomet, đồng thời cùng lúc có thể chạm tay đến cả 2 lục địa trên.

Những lý do khiến cho thung lũng Silfra trở thành điểm lý tưởng; thứ nhất là vì nước ở đây rất lạnh, nhiệt độ xuống còn -2 đến -4 độ C, và nhiệt độ này được duy trì quanh năm, sự lạnh lẽo khiến cho nước trở nên trong vắt và sạch sẽ hơn vì “thiếu vắng” sự sống của các loại sinh vật biển.

Thứ hai, nước ở đây được đánh giá là tinh khiết nhất thế giới, bởi lẽ đó là nước tan chảy từ các khối băng tuyết trên ngọn núi Hofsjokull cách đó 50km đổ về. Lượng nước chảy xuống thẩm thấu vào đất đá rồi chảy đến vườn quốc gia Thingvellir. Quá trình nước chảy từ núi Hofsjokull đến vườn Thingvellir được tinh lọc nhờ các tảng đá nham thạch với những lỗ nhỏ li ti. Nước biển trở nên tinh khiết đến mức người ta có thể uống trực tiếp và không cần qua xử lý.

Mặc dù đã có nhiều người tham gia bơi lặn giữa thung lũng Silfra nhưng rất ít người dám lặn sâu vào hang động đá Silfra có chiều sâu ít nhất là 63 mét. Do độ sâu và đường đi hẹp nên hang động đá Silfra chứa đựng nhiều nguy hiểm đối với các thợ lặn.

Bênh cạnh đó, những tảng đá tạo nên hang động có sức gắn kết rất lỏng lẻo và có thể đổ sụp nếu va chạm mạnh. Hang động ngầm dưới thung lũng Silfra đã được một nhóm thợ lặn người Mỹ phác họa địa đồ, tuy nhiên những trận động đất nhỏ cũng có thế khiến cho tính chất địa lý thay đổi.

Theo dantri

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày