Những tập tục xăm, xâu, đục cơ thể hà khắc nhất hành tinh
Chúng ta không thể biết rằng người đầu tiên căng tai là ai cũng như lý do tại sao họ lại làm thế, chỉ có thể biết rằng, ngày nay vẫn còn rất nhiều nền dân tộc thực hiện việc “xâu đục” cơ thể với nhiều lý do khác nhau. Đó có thể là lý do tôn giáo, các nghi lễ trưởng thành, một phương pháp để trừ tà hoặc tăng cường khả năng sinh dục hay tôn lên vẻ đẹp cơ thể. Tuy nhiên, người ta còn có rất nhiều lý do khác cho việc chịu đựng những vết cắt dài trên cơ thể.
Ngày nay, nhiều nơi trên thế giới người ta vẫn còn có tục “căng tai”, từ bộ lạc Masai ở Kenya đến các bộ lạc Huaorani trong lưu vực sông Amazon. Nó là một minh chứng hấp dẫn, thú vị về sự khác nhau của các nền văn hóa, khi mà một thanh niên phương Tây chọn một những chiếc khuyên nhỏ nhắn cho đôi tai thì thay vào đó, một thanh niên Hmong ở Thái Lan lại lựa chọn những ống bạc lớn.
Phụ nữ Apanti xưa thích cắm những nút lớn bằng gỗ ở mũi
Bộ tộc Apatani là bộ tộc hùng mạnh có khoảng 26.000 người hiện đang sinh sống trong thung lũng Ziro ở bang Arunachal Pradesh ở phía đông bắc của Ấn Độ. Phụ nữ Apanti được coi là đẹp nhất trong số các bộ lạc Arunachal, nhưng trên thực tế, họ tự làm cho mình trông kém hấp dẫn để tự bảo vệ họ khỏi những kẻ xâm lược các bộ tộc khác. Vì thế, phụ nữ Apanti xưa thích cắm những nút lớn bằng gỗ ở mũi. Tuy nhiên, truyền thống này không còn lưu truyền đến lớp trẻ của bộ tộc này nữa.
Hầu hết các bé trai, bé gái Dinka không hề rơi lệ khi các thầy phù thủy địa phương đặt con dao nóng đỏ lên khuôn mặt họ. Nếu chúng nhăn mặt, khóc lóc hoặc phản ứng với nỗi đau thì họ sẽ bị mất mặt trong cộng đồng,vì vậy, trong suốt quá trình này, chúng sẽ luôn tỏ ra bình thản. Việc rạch mặt được thực hiện phổ biến ở Cộng hòa Sudan, và những đường nét vằn vện trên gương mặt là dấu ấn riêng của bộ tộc giúp phân biệt người của các bộ lạc khác nhau và nhấn mạnh vẻ đẹp của những người phụ nữ trong bộ lạc.
Những người đàn ông của bộ tộc Dinka ở phía nam Cộng hòa Sudan thường đục ba đường thẳng song song trên trán và gương mặt chạm trổ gồ ghề thể hiện cho sự can đảm của bộ lạc. Những cậu bé Dinka sẽ thực hiện nghi lễ xâu đục cơ thể này trong lễ trưởng thành, để đánh dấu sự chuyển đổi của cuộc đời, khi họ nhận lấy trách nhiệm của người người đàn ông trưởng thành trong một bộ lạc.
Đối với một số người, điều này có vẻ cực đoan, nhưng với người Thái bản địa, việc này hoàn toàn bình thường. Họ bỏ qua những đau đớn vì nghi lễ này là một nghi thức khi học bước sang tuổi trưởng thành. Đây là một nghi lễ được thực hiện công khai hàng năm như một thông báo tới toàn thể cộng đồng rằng họ đã trưởng thành.
Tại lễ hội ăn chay ở Phuket, chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều các hoạt động sùng đạo trong cộng đồng này. Nhập tịnh và xỏ khuyên nặng là một phần trong truyền thống của họ. Lễ hội này được tổ chức trên hòn đảo phía Nam của Thái Lan mỗi năm vào tháng 10. Điểm ấn tượng nhất của lễ hội là những đám rước được tổ chức vào mỗi buổi sáng gần như trong suốt 10 ngày của lễ hội. Các đám rước gồm các tín đồ của đền thờ khác nhau trong thành phố và họ hành xử như thể các vị thần hiển linh. Thậm chí, một số người trong đó còn sử dụng những vật sắc nhọn (thường là kim loại) xuyên qua má của họ giống như để bày tỏ lòng sùng mộ của bản thân và cả cộng đồng. Các nghi lễ khác được thực hiện bao gồm cả việc đi bộ chân trần trên than nóng và leo qua các lưỡi đao sắc lẻm.
Tất cả họ đều thực hiện các nghi lễ trên trong trạng thái nhập tịch, cho phép họ chịu đựng những vật thể nhọn dài đâm qua. Mặc dù những vết thương được cho là hoàn toàn được chữa trị lành lặn sau đó nhưng những vết sẹo trên khuôn mặt của họ vẫn tồn tại năm này qua năm khác.
Phụ nữ tự tin với hàm răng đã được mài nhọn
Trong lịch sử, tục mài răng thường được nhiều bộ tộc thực hiện, thông dụng nhất là việc mài răng cửa. Tại Bali, răng thường được mài nhẵn vì người dân ở đây coi răng đại diện cho sự tức giận, ghen tuông, và cảm xúc tiêu cực tương tự khác. Răng cũng được mài nhọn như nghi thức đối với thanh thiếu niên.
Một số bộ tộc tại Việt Nam và Cộng hòa Sudan cũng thực hiện việc cưa răng vì mục đích tâm linh. Trong văn hóa Maya, răng được mài nhọn, và đôi khi được chạm khắc tinh tế để phân biệt những người ở tầng lớp thượng lưu với những người khác. Nhiều dân tộc sẽ mài nhọn răng của họ để bắt chước động vật, chẳng hạn như những người Wapare ở vùng rừng nhiệt đới nội địa châu Phi, họ thường mài nhọn răng để bắt chước con cá mập, cũng như nhổ bỏ một số răng dưới trong quá trình dậy thì.
Mặc dù nhiều nơi trên thế giới cũng thực hiện việc xâu đục cơ thể nhưng việc này phổ biến hơn cả ở các bộ lạc sông Sepik ở Papua, New Guinea. Đây chính là một phần trong buổi lễ trưởng thành của nam giới. Đây chỉ là một phần nhỏ trong một buổi lễ được thực hiện trước mặt toàn bộ cộng đồng và kéo dài trong nhiều tuần đau đớn. Các trưởng lão của bộ tộc sẽ sử dụng lưỡi dao cạo để cắt và chạm khắc hình dạng sần sùi của da cá sấu lên toàn bộ cơ thể của những chàng trai. Họ tin rằng hình xăm da cá sấu trên toàn bộ cơ thể sẽ hấp thụ lại những gì còn sót lại của một đứa trẻ và chúng sẽ trưởng thành người đàn ông hoàn thiện.
Xuyên đĩa qua môi cũng là một hình thức “xâu đục” cơ thể. Người ta sẽ sử dụng những chiếc đĩa ngày một lớn hơn đưa vào một lỗ xuyên ở môi trên hoặc môi dưới (hoặc cả hai) để kéo căng môi. Những chiếc đĩa này thường làm bằng đất sét hoặc nút gỗ. Nhiều nhà khảo cổ còn tìm thấy những món đồ trang sức liên quan đến tập tục này xuất hiện rất sớm ở Cộng hòa Sudan và Ethiopia (năm 8700 trước Công nguyên), Trung Mỹ (năm 1500 trước Công nguyên), và ven biển Ecuador (năm 500 trước Công nguyên). Ngày nay, phong tục được duy trì bởi một vài nhóm người ở châu Phi và Amazon.
Ở châu Phi, việc xuyên đĩa môi dưới thường được kết hợp với cắt bỏ hai răng cửa hàm dưới và đôi khi cả bốn răng dưới. Ở một số người Sara và Lobi thì họ xuyên đĩa cả môi trên lẫn môi dưới. Trong khi ở các bộ lạc khác như Makonde thì chỉ đeo đĩa ở môi trên. Theo những ghi chép cổ thì kích thước của tấm đĩa là đặc trưng quan trọng thể hiện cho vị thế kinh tế xã hội của bộ lạc.Tuy nhiên, trong thực tế, có vẻ như là kích thước của tấm đĩa thường chỉ phụ thuộc vào quá trình căng môi và mong muốn của người làm.
Những người phụ nữ Kayan ở phía Bắc Thái Lan được biết đến với các vòng đồng tinh tế và khó tin mà họ đeo quanh cổ. Họ thường được người ngoài gọi là "những phụ nữ cổ dài" hay "những phụ nữ hươu cao cổ" vì họ có thể đeo lên đến 25 vòng cố định trên cổ trong suốt cuộc đời của họ.
Nhiều câu chuyện kể rằng những người phụ nữ sẽ gãy cổ hoặc không thể làm gì nếu họ tháo những vòng đồng này ra nhưng điều này hoàn toàn không đúng sự thật. Maeneng (trên hình) là nữ tộc trưởng của làng, bà là người duy nhất đeo 25 vòng đồng, và thường xuyên giúp những phụ nữ khác trong làng điều chỉnh và sửa chữa các vòng đồng của họ.
Trẻ em thường được đeo vòng đồng đầu tiên lúc 5 tuổi. Chiếc vòng đầu tiên này nặng khoảng 1,5kg, sau đó các vòng mới mới từ từ được đeo thêm. Trong thực tế, các phụ nữ Kayan không có một chiếc cổ dài, mà thay vào đó, trọng lượng của các cuộn dây kéo xuống khiến xương đòn được hạ xuống, và khi vòng cổ càng nặng thì lồng ngực cũng ngày càng bị nén lại. Đôi bờ vai của họ dần dần hạ thấp xuống và để lộ ra chiếc cổ thon dài đáng kinh ngạc.
Theo Anninhthudo
Tin cùng chuyên mục
- Người xin việc thật thà 13.06.2024 | 08:58 AM
- Bí quyết giàu nhanh của đàn ông 13.06.2024 | 08:48 AM
- Năm Tân Sửu tìm hiểu những loài trâu quý hiếm 15.02.2021 | 08:00 AM
- Tìm vợ 24.03.2020 | 16:05 PM
- Hổ phụ sinh hổ tử 13.01.2020 | 17:42 PM
- Cô giáo mừng vì trò là con một 09.01.2020 | 10:01 AM
- Chàng trai gặp họa vì được tâng bốc 06.01.2020 | 15:28 PM
- Được rồi, để anh lo! 03.01.2020 | 10:40 AM
- Sửa di chúc 3 lần nhờ bác sĩ 01.01.2020 | 09:19 AM
- Một câu chuyện trong ngày mà em thích 31.12.2019 | 10:08 AM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng