Những điều chưa biết về loài kiến
1. Kiến làm lành vết thương
Một số bộ lạc trên thế giới, điển hình như người Masai ở phía đông châu Phi, kiến có thể được sử dụng làm công cụ chữa lành vết thương. Khi các chiến binh Masai bị thương, họ chỉ cần tìm nhặt một vài con kiến thuộc đàn kiến quân đội có kích thước lớn và để chúng cắn ở hai bên vết thương, sau đó bỏ phần thân kiến mà chỉ giữ lại phần đầu kiến trên vết thương.
2. Kiến xuất hiện từ hơn 100 triệu năm trước
Loài kiến tồn tại từ kỷ Creta, cách đây khoảng 110-130 triệu năm trước. Qua hàng triệu năm tiến hóa, loài kiến đã hình thành nên một tổ chức cao.
3. Dịch vụ an táng trong tổ kiến
Khi một con trong đàn chết, các con kiến khác trong đàn sẽ mang xác con kiến ra khỏi tổ nhằm giữ vệ sinh, tránh nhiễm trùng hoặc dịch bệnh lây lan trong tổ. Mặc dù bất kỳ con kiến thợ nào cũng có thể làm việc này, nhưng trong đàn kiến luôn có một con kiến chuyên phụ trách công việc này.
4. Khả năng tự nhân bản vô tính
Loài kiến ở vùng Amazon có khả năng sinh sản vô tính, tạo ra các bản sao giống hệt với những con kiến mẹ. Theo các nhà nghiên cứu, đặc điểm sinh sản vô tính của loài kiến xuất phát từ một loài nấm, nguồn thức ăn truyền thống của kiến từ hơn 80 triệu năm nay.
5. Nền giáo dục trong thế giới kiến
Kiến là loài côn trùng có hệ thống tổ chức rất tiến bộ. Một đàn kiến bao gồm nhiều kiến thợ phụ trách các công việc khác nhau như tìm kiếm thức ăn, canh gác, chăm sóc trứng và các con kiến nhỏ. Tuy nhiên, không phải ngay từ khi sinh ra kiến thợ đã có đầy đủ kỹ năng cần thiết được lập trình sẵn trong ADN để thực hiện các nhiệm vụ này, mà chúng cần phải trải qua quá trình học hỏi để làm công việc nhất định.
Những con kiến "thầy giáo" trong tổ sẽ dạy cho các con kiến trẻ hơn làm công việc cần thiết, nếu "học sinh" học chậm và "thi trượt" trong kỳ kiểm tra, chúng sẽ được chuyển đến một công việc khác không đòi hỏi kỹ năng chuyên môn.
Kiến Attine làm nông nghiệp bằng cách trồng nấm. Các con kiến thậm chí còn sử dụng các loại "thuốc trừ sâu" đặc biệt của chúng để chống ký sinh trùng làm ảnh hưởng đến vụ mùa.
Các nhà khoa học đã khám phá ra 5 hệ thống nông nghiệp khác nhau được kiến sử dụng. Tất cả loài kiến làm nông nghiệp đều có chung một số thói quen trong vườn nấm, chứng tỏ rằng chúng có thể đã chia sẻ cho nhau các bí quyết khi làm nông nghiệp.
7. Kiến sử dụng chất diệt cỏ và chất khử trùng tự nhiên
Loại vi khuẩn có trên lớp biểu bì của con kiến có khả năng làm hạn chế sự lây lan của ký sinh trùng hoặc cỏ dại. Đây được coi là chất diệt cỏ và khử trùng tự nhiên mà kiến sử dụng trong những vườn nấm. Ngoài ra, các con kiến gỗ thường thêm nhựa thông đặc khi xây dựng tổ, làm cản trở sự phát triển của vi khuẩn và nấm.
Loài kiến chanh thường làm tổ trên cây, sản sinh ra một loại thuốc diệt cỏ tự nhiên có thể giết tất cả thực vật xung quanh tổ.
8. Kiến biết nuôi các con côn trùng khác
Kiến biết nuôi các côn trùng như rệp và sâu bướm để lấy chất ngọt tiết ra từ những con côn trùng này. Giống như những người chăn bò, các con kiến bảo vệ côn trùng nuôi khỏi sự hăm dọa của kẻ săn mồi và di cư chúng theo từng đàn.
Khi đến thời điểm thu hoạch chất ngọt từ bầy côn trùng, kiến “vắt sữa” bằng cách dùng râu của chúng. Đàn kiến thường mang theo bầy côn trùng khi di chuyển tới một khu vực mới, cũng giống như con người đưa gia súc đi theo khi tìm kiếm những đồng cỏ xanh hơn.
9. Kỹ năng chiến đấu có chiến thuật
Tương tự như con người, thế giới loài kiến cũng tồn tại các cuộc chiến tranh khốc liệt. Khi xảy ra chiến tranh, kiến biết chiến đấu theo các chiến thuật khác nhau dựa trên tình trạng đe dọa cụ thể. Loài kiến thậm chí có thể gây rối loạn tín hiệu hóa học, khiến cho đối phương nhầm lẫn và tự tấn công nhau.
10. Chế độ nô lệ trong thế giới kiến
Trong thế giới kiến, không phải tất cả các con kiến đều làm việc chăm chỉ mà rất nhiều trong số đó sống dựa vào sức lao động của những con kiến nô lệ. Để thu nạp nô lệ, các con kiến tiến hành các cuộc chiến tranh để cướp đoạt những bầy nhộng và nô lệ hóa chúng khi mới nở.
Polyergus breviceps là loài kiến không có khả năng chăm sóc bản thân và các con kiến con, thậm chí không thể tự làm sạch tổ. Khi tấn công một tổ kiến khác, loài kiến này tiết ra axit fomic gây ra hoảng loạn và làm sụp đổ hệ thống phòng vệ của đối phương và dễ dàng cướp nhộng kiến.
Theo VNE
Tin cùng chuyên mục
- Người xin việc thật thà 13.06.2024 | 08:58 AM
- Bí quyết giàu nhanh của đàn ông 13.06.2024 | 08:48 AM
- Năm Tân Sửu tìm hiểu những loài trâu quý hiếm 15.02.2021 | 08:00 AM
- Tìm vợ 24.03.2020 | 16:05 PM
- Hổ phụ sinh hổ tử 13.01.2020 | 17:42 PM
- Cô giáo mừng vì trò là con một 09.01.2020 | 10:01 AM
- Chàng trai gặp họa vì được tâng bốc 06.01.2020 | 15:28 PM
- Được rồi, để anh lo! 03.01.2020 | 10:40 AM
- Sửa di chúc 3 lần nhờ bác sĩ 01.01.2020 | 09:19 AM
- Một câu chuyện trong ngày mà em thích 31.12.2019 | 10:08 AM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng