Thứ 7, 23/11/2024, 18:01[GMT+7]

Kinh ngạc hình dáng của tắc kè đuôi quỷ sa tăng

Thứ 4, 27/11/2013 | 09:59:57
4,229 lượt xem
Tắc kè đuôi quỷ sa tăng là loài đặc hữu trong những cánh rừng nhiều mưa, nhiệt đới của miền Bắc và miền Trung Madagascar. Tắc kè quỷ sa tăng có pháp danh khoa học là Uroplatus phantasticus.

Chúng được mệnh danh là "quỷ sa tăng" bởi hình dạng bên ngoài khá dị hợm và khả năng tàng hình, biến đổi màu sắc đến không ngờ của loài tắc kè quỷ.

Tắc kè quỷ sống trên cây và có nhiều màu sắc khác nhau như tím, nâu, cam, vàng… Chúng có đôi mắt đỏ, tuy nhiên màu mắt của chúng sẽ thay đổi cùng với màu thân để phù hợp với môi trường xung quanh.

Tắc kè quỷ cũng là loài có kích thước, trọng lượng nhỏ bé nhất trong họ hàng của chúng. Khi trưởng thành tắc kè quỷ chỉ dài khoảng 6,3–16cm và nặng 35–50g.

Với những đường vân, gân trên sống lưng và toàn bộ cơ thể, trông chúng giống một chiếc lá khô đến không ngờ. Khả năng thay đổi màu sắc là vũ khí hiệu quả giúp tắc kè quỷ vô tư nằm nghỉ ngơi, phơi nắng trên các cành cây, tán lá mà không sợ bị phát hiện. Đó cũng là vũ khí giúp chúng ẩn nấp, ngụy trang, nằm phục, trực chờ con mồi đến để tấn công.

Tắc kè quỷ thường kiếm ăn vào ban đêm. Món ăn ưa thích của tắc kè quỷ là các loại côn trùng như ruồi, muỗi và bướm đêm. Tuy được gọi là tắc kè quỷ song chúng là loài động vật khá ôn hòa. Nếu bị đe dọa, quấy rầy, tắc kè quỷ thường chỉ ngóc đầu lên và há to miệng kêu "xuỵt, xuỵt, xuỵt".

Những con đực thường dùng đuôi tựa những chiếc lá của mình để thu hút bạn tình vào mùa sinh sản. Vì có hình dáng vô cùng đặc biệt nên tắc kè quỷ trở thành vật nuôi làm cảnh của dân chơi chuyên nghiệp.

Hiện chúng được Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên WWF liệt vào danh sách những động vật bị săn lùng và tìm mua nhiều nhất thế giới. Nạn phá rừng và sự săn bắt của con người đã làm thu hẹp môi trường sống và giảm số lượng đáng kể trong thiên nhiên của tắc kè quỷ. Hiện loài này đang được bảo vệ nghiêm ngặt tại Madagascar.

Theo VTC

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày