"Con mắt ngọc'''' kỳ ảo ở Canada
Hố thiên thạch Pingualuit là một kì quan thiên nhiên độc đáo nằm ở phía bắc của tỉnh Quebec, Canada. Đây là một hồ nước hình tròn xanh biển bị giam hãm trong những bức tường của hố thiên thạch cổ xưa được bảo quản tốt. Phần lớn nước trong hồ này không thể tiếp xúc bên ngoài.
Miệng hố thiên thạch này chứa đầy nước từ lâu được người dân địa phương Inuit biết đến với cái tên là "Con mắt ngọc của Nunavik" bởi độ tinh khiết của nước trong hồ
Hồ lần đầu tiên được các phi hành đoàn của một máy bay không lục quân Hoa Kỳ quan sát thấy vào tháng 6/1943. Họ đã sử dụng hình dạng và màu sắc khác thường của hồ để điều hướng, nhưng hình ảnh của nó được giữ kín mãi cho đến năm 1950 mới được công bố rộng rãi.
Khi Ontario diamond Prospector Frederick W. Chubb thấy những bức ảnh, ông trở nên quan tâm nhiều hơn đến cái hố và hồ nước kì lạ bên trong nó. Ông hy vọng rằng điều mình nghĩ đến có thể là một ngọn núi lửa đã bị hủy diệt và có thể tìm thấy những viên kim cương gần đó. Chubb tìm ý kiến của nhà địa chất học V. Ben Meen của bảo tàng hoàng gia Ontario. Ngay lập tức nhà địa chất học này tìm thấy nhiều khả năng đây không phải là nguồn gốc núi lửa mà là vụ va chạm thiên thạch. Ben Meen cùng với Chubb tổ chức một chuyến thám hiểm đến vùng sâu vùng xa này. Đó là chuyến đi mà Ben Meen đưa ra đề xuất về cái tên "hố thiên thạch Chubb". Sau đó Been Meen tổ chức nhiều cuộc thám hiểm đến hố và từ những dữ liệu thu thập từ khu vực mà ông đã đưa ra kết luận rằng cấu trúc là một hố thiên thạch, là kết quả của vụ va chạm thiên thạch xảy ra khoảng 1,4 triệu năm trước đây.
Hồ là kết quả của vụ va chạm thiên thạch xảy ra khoảng 1,4 triệu năm trước đây
Tên của hố sau đó được đổi thành "New Quebec Crater" theo yêu cầu của Ban địa lý của tỉnh Quebec. Nhưng đến năm 1999, tên hố được thay đổi lại một lần nữa là "Pingualuit". Hố thiên thạch và khu vực xung quanh nó bây giờ là một phần của vườn quốc gia Pingualuit. Hố thiên thạch Pingualuit có đường kính là 3,44 km đường kính.
Miệng hố cao 160 m trên vùng lãnh nguyên xung quanh và sâu 400 m
Trong miệng hố này hình thành một hồ nước sâu 267 m, được cho là một trong những hồ nước sâu nhất ở Bắc Mỹ. Hồ chứa một lượng nước ngọt tinh khiết nhất trên thế giới, với độ mặn dưới 3 ppm. Hồ không có cửa hút gió hay lối ra rõ ràng, vì vậy nước tích lũy trong hồ chỉ từ nước mưa và tuyết và lượng nước trong hồ có bị sụt xuống thì chỉ là do bốc hơi.
Hồ nước này cũng nằm trong số những hồ nước trong suốt nhất thế giới, tầm nhìn dưới nước có thể lên đến 35 m.
Theo 24h.com
Tin cùng chuyên mục
- Người xin việc thật thà 13.06.2024 | 08:58 AM
- Bí quyết giàu nhanh của đàn ông 13.06.2024 | 08:48 AM
- Năm Tân Sửu tìm hiểu những loài trâu quý hiếm 15.02.2021 | 08:00 AM
- Tìm vợ 24.03.2020 | 16:05 PM
- Hổ phụ sinh hổ tử 13.01.2020 | 17:42 PM
- Cô giáo mừng vì trò là con một 09.01.2020 | 10:01 AM
- Chàng trai gặp họa vì được tâng bốc 06.01.2020 | 15:28 PM
- Được rồi, để anh lo! 03.01.2020 | 10:40 AM
- Sửa di chúc 3 lần nhờ bác sĩ 01.01.2020 | 09:19 AM
- Một câu chuyện trong ngày mà em thích 31.12.2019 | 10:08 AM
Xem tin theo ngày
-
Doanh nghiệp Thái Bình ứng phó thế nào với chính sách thuế quan mới của Mỹ ?
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
- Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt Đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia