65 điều thú vị về loài sứa
1. Loài sứa được tìm thấy ở khắp các đại dương trên thế giới. Thậm chí chúng còn được tìm thấy ở một số hồ nước ngọt và cả trong các…ao.
2. Phần thân của sứa có kích thước chỉ bằng một đầu ngón tay hay chỉ bằng đầu tẩy của một chiếc bút chì. Nhưng có những con sứa có đường kính thân lên tới 2,5m, xúc tu của nó có thể dài tới 60m, tương đương với kích thước của hai con cá voi xanh.
3. Mỗi xúc tu của sứa được cấu tạo bởi hàng ngàn tế bào được gọi là cnidoblasts. Bên trong mỗi cnidoblasts là các nematocysts. Mỗi nematocysts chứa một sợi lông dạng xoắn giống như một chiếc kim có chứa nọc độc. Khi một con mồi bị mắc kẹt trong những chiếc xúc tu của sứa thì áp suất bên trong nematocysts sẽ làm cho những chiếc kim xoắn này duỗi thẳng ra và giống như một chiếc lưỡi câu. Con mồi sẽ bị tiêm chất độc vào người khi bị mắc phải những chiếc “lưỡi câu” này.
4. Cơ chế tự vệ chính của sứa là tiêm chất độc vào kẻ thù và chính cơ thể trong suốt của nó giúp cho nó dễ dàng ẩn náu trong lòng đại dương.
5. Sứa còn có một bộ phận giống như một cái ống ngắn được treo ở giữa cơ thể hình cái chuông của nó. Cái “ống” này đóng vai trò của cả miệng và cơ quan tiêu hóa. Ở một số loài sứa, cái “ống” này còn được bao bọc bởi một miếng diềm giống như một dải duy băng xoắn trong nước. Chúng còn được gọi là vũ khí miệng hay cánh tay miệng.
6. Sứa không có não, tim, tai, đầu, chân hay xương. Lớp da của chúng mỏng đến mức chúng có thể hô hấp qua nó.
7. Tuy sứa không có não, nhưng chúng có một hệ thống thần kinh sơ cấp với các cơ quan thụ cảm có khả năng phát hiện ánh sáng, sự dao động và các hóa chất có trong nước. Những khả năng trên cùng với cảm giác đối với trọng lực giúp cho sứa có thể định hướng và di chuyển trong nước một cách dễ dàng.
8. Sứa là loài không xương sống. Khoảng 95% cơ thể của nó là nước.
9. Sứa thường thấy ở ven các bờ biển, tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài sứa sống ở độ sâu 9,000m. Trong khi hầu hết các loài sứa thích nước ấm thì một số loài lại sống ở vùng có nhiệt độ cận Bắc Cực.
10. Portuguese man-of-war (Physalia physalis) là một loài trông giống như một con sứa, nhưng thực tế nó không phải là loài sứa thật mà thuộc loài siphonophore. Khác với loài sứa ở chỗ nó không phải là một loài đơn mà là một quần thể gồm nhiều cá thể nhỏ sống cộng sinh với nhau. Chúng dính vào nhau và liên kết với nhau chặt chẽ đến mức chúng không thể sống sót một cách độc lập. Loài này sinh sống ở bề mặt các đại dương. Phần thân thực chất là một bàng quang chứa đầy khí. Do chúng không có khả năng tự di chuyển nên chúng di chuyển nhờ sự kết hợp của gió, hải lưu và thủy triều.
11. Xúc tu của sứa vẫn có thể tiêm chất độc ngay cả khi nó bị đứt khỏi cơ thể của nó.
12. Loài sứa nhỏ nhất trên thế giới là loài sứa creeping. Nó có đường kính thân chỉ 0,5mm. Loài này sinh sản vô tính bằng cách tách đôi thân của chúng. Một ứng cử viên khác cho danh hiệu loài sứa nhỏ nhất thế giới là một loài sứa rất độc có tên Australian Irukandji. Kích thước của nó chỉ bằng cái móng tay.
13. Loài sứa lớn nhất thế giới là loài Nomura. Ứng cử viên khác cho vị trí này là loài Lion’s mane (Bờm sư tử) và loài Stygiomedusa gigantea.
14. Sứa khổng lồ được gọi là Stygiomedusa gigantea. Và người ta mới nhìn thấy loài này đúng 17 lần trong suốt 110 năm qua.
15. Sứa sinh sản bằng cách giao phối và cả sinh sản vô tính. Sứa đực và sứa cái được phân biệt một cách rõ ràng, mặc dù người ta cũng tìm thấy những con sứa lưỡng tính.
16. Tuổi thọ của sứa chỉ vài giờ đến vài tháng. Tuy nhiên, có một loài sứa đã được ghi nhận là có thể sống đến 30 năm. Sứa trong các hồ thủy sinh nhân tạo thường có tuổi thọ cao hơn so với khi sống trong tự nhiên. Sứa rất mong manh, nó dễ dàng bị con người bắt khi vẫn còn ở trong giai đoạn polyp (sinh vật đơn bào). Giai đoạn này là giai đoạn chúng dễ bị tổn thương nhất.
17. Sứa là động vật ăn thịt nhưng thụ động. Chúng ăn các loài giáp xác, sinh vật phù du, trứng cá, các con cá nhỏ hay thậm chí là những con sứa khác. Chúng ăn thông qua ống miệng nằm giữa cơ thể chúng như đã nói ở trên.
18. Sứa cũng là con mồi của một số loài động vật ăn thịt khác như cá mập, cá ngừ, cá kiếm, rùa biển và một số loài cá hồi ở Thái Bình Dương.
Sứa bất tử
19. Có một loài sứa tên là Turritopsis nutricula, nó còn được gọi là “sứa bất tử”. Bởi lẽ nó có tên như vậy là vì nó có thể chuyển từ một con sứa trưởng thành trở về dạng polyp, bản chất của việc này là để tránh cái chết cho chúng. Sứa thực hiện việc này thông qua một quá trình phát triển tế bào được gọi là sự tách biệt hóa (transdifferentiation).
20. Có một loài sứa đặc biệt thường thấy ở bờ biển của Bắc Mỹ và Châu Âu có tên gọi là sứa mặt trăng (Moon jellyfish). Loài này có màu xanh hoặc màu hồng và sống ở độ sâu khoảng 6m. Độc tố của nó nhẹ nhưng có thể gây ngứa hoặc phát ban đỏ trên da.
21. Thậm chí một con sứa đã chết vẫn có khả năng tiêm chất độc.
22. Sứa đã xuất hiện trong lòng đại dương từ hơn 650 triệu năm trước, trước cả khi loài khủng long xuất hiện trên trái đất.
23. Portuguese man-of-war có thể dài đến 50m, mặc dù bình thường là 30m. Portuguese man-of-war đôi khi có thể xuất hiện theo đàn lên đến 1,000 cá thể, chúng xuất hiện ở những vùng nước ấm. Để tránh gặp nguy hiểm, bàng quang khí của chúng có thể xẹp xuống để chìm xuống dưới mặt nước.
Sứa mặt trăng
24. Khi một con sứa bị lộn ngược, nó không nổi trong nước. Thay vào đó, nó tự neo chính mình vào đáy đại dương. Khi đó trông nó giống như những cây rong biển.
25. Hiện khoa học đã ghi nhận có 2,000 loài sứa khác nhau. Trong đó có 70 loài có thể gây tổn thương đến con người. Trong đó sứa hộp (Chironex fleckeri) là loài nguy hiểm nhất. Các nhà khoa học tin rằng có thể có 300,000 loài sứa khác vẫn chưa được phát hiện.
26. Sứa (Jellyfish) không phải là cá (fish). Nó thực chất là một sinh vật phù du thuộc hệ Cnidaria (trong tiếng Hy Lạp là “Cây tầm ma”) và lớp Scyphoza (trong tiếng Hy Lạp là “Cái cốc”) . Một số hồ thủy sinh đang cố gắng phổ biến các thuật ngữ “jellies” hay “sea jellies” thay cho “jellyfish” để tránh hiểu nhầm về loài này.
27. Sứa Atolla là loài động vật biển khá phổ biến, được tìm thấy ở mọi đại dương trên thế giới, ở độ sâu 700m dưới mực nước biển. Sứa Atolla không sử dụng khả năng phát sáng để bắt mồi mà để chạy trốn. Khi bị kè thù bắt được, sứa Atolla phát ra những luồng ánh sáng nhấp nháy đẹp mắt nhằm thu hút những con cá lớn hơn đến ăn thịt kẻ thù. Loại sứa này dùng xúc tu để bắt mồi.
Sứa atolla
28. Sự nổ rộ loài sứa có thể lên đến hơn 500 triệu cá thể, với kích thước mỗi con tương đương với kích thước của một chiếc tủ lạnh.
29. Những con cua đôi khi được thấy đang “quá giang” trên thân của những con sứa. Lớp vỏ cứng của cua giúp bảo vệ chúng khỏi chất độc của sứa. Cua cũng thường kiếm được thức ăn trong cái bẫy xúc tu của sứa.
30. Cơ thể của sứa có đến hơn 95% là nước. Vì thế nếu chúng ra khỏi môi trường nước, chúng sẽ bị teo đi và chết.
31. Sứa di chuyển bằng hai cách cơ bản. Chúng dùng nước trong thân hình quả chuông của mình đẩy về phía sau, tạo ra phản lực để di chuyển về phía trước. Ngoài ra chúng cũng di chuyển bằng cách trôi theo dòng hải lưu.
32. Cơ thể của sứa gồm sáu phần. Phần bên trong là gastrodermis. Các khoang gọi là gastrovascular. Lớp giữa là một lớp chất dày đặc được gọi là mesoglea. Bên ngoài là một lớp biểu bì. Nó còn có tua miệng và các xúc tu.
33. Một cố vấn khoa học của chính phủ Anh dự đoán rằng sinh vật ngoài trái đất có hình dạng giống sứa khổng lồ, nếu chúng thực sự tồn tại.
34. Sứa giống như một kẻ xâm chiếm. Tám năm sau khi sứa du nhập vào Biển Đen, chúng đã đạt tổng khối lượng lượng lên đến 900 triệu tấn. Theo ước tính, loài này đã gây ra thiệt hại lên đến 350 triệu đô la cho ngành công nghiệp đánh bắt cá và du lịch ở nơi đây.
35. Vào năm 1910, Alfred Gainsborough Mayor, một nhà khoa học Mỹ, phát hiện một con sứa hồng có kích thước lớn gần bờ biển thuộc thành phố Cookstown, bang Queensland, Australia. Mayor gọi loài sứa đó là Crambione Cookii. Hồi ấy giới khoa học chưa biết nhiều về loài động vật bí hiểm này. Dựa theo bản vẽ phác họa của Mayor, họ chỉ biết chiều dài thân của nó lên tới 50cm và nọc của nó rất độc. Từ đó tới nay họ chưa bao giờ thấy sứa hồng khổng lồ thêm một lần nào nữa.
Sứa hồng
36. Mỗi năm, trên toàn thế giới có khoảng 150 triệu người bị sứa tấn công. Con số này ở Florida là 200,000 người và 500,000 người ở quanh vịnh Chesapeake.
37. Do áp lực của môi trường có thể làm gia tăng đàn sứa. Sứa là một trong số ít những loài có thể sống và thích nghi được ở vùng biển chết hoặc những nơi mà có ít oxy hay bị ô nhiễm. Hiện có hơn 400 vùng biển chết trên toàn thế giới.
Loài sứa có khả năng phát triển ngay cả ở trong môi trường nước ô nhiễm
38. Nhiều nhà khoa học tin rằng do sự thay đổi về môi trường, biến đổi khí hậu, ô nhiễm, đánh bắt cá quá mức đã dẫn đến sự gia tăng về lượng của loài này.
39. Ở một số nơi trên thế giới, sứa còn là một món ăn. Hằng trăm tấn sứa được tiêu thụ mỗi năm với giá 15 đô la/1 pound (khoảng 0,45kg). Đã có nhiều doanh nghiệp “triệu đô” xuất hiện nhờ kinh doanh loại thực phẩm này. Loài sứa dùng để ăn thường là loài Cannonball.
40. Sứa còn được khai thác để lấy collagen, chúng được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, trong đó bao gồm cả việc điều trị viêm khớp dạng thấp.
41. Năm 2007, sự bùng nổ về số lượng loài này đã giết chết hơn 100,000 con cá hồi tại một trại nuôi cá hồi ở Bắc Ai-len.
42. Sứa thuộc hệ Cnidaria. Tất cả các loài trong hệ này có hình dạng xương quay với tâm đối xứng như loài thủy tức, hải quỳ và san hô.
43. Năm 2002, một du khách người Mỹ đã chết sau khi bị loài sứa Irukandji cắn tại vùng biển Great Barrier của Úc. Loài sứa này có kích thước nhỏ và ba xúc tu giống như có ba cái chân vậy. Hầu hết các loài sứa có các mũi tiêm chứa nọc độc nằm trên xúc tu của mình, nhưng riêng loài này những mũi tiêm ấy có cả trên thân của chúng.
44. Một con sứa trưởng thành được đặt tên là “medusa” (số nhiều là “medusae”) theo tên một con quái vật trong thần thoại Hy Lạp - Medusa với bộ tóc là những con rắn.
45. Trong bộ phim Bảy số phận (Seven Pounds) năm 2008, nhân vật Ben Smith do Will Smith thủ vai đã tự tử bẳng cách thả một con sứa độc vào trong bồn tắm của mình.
46. Sứa tiêu hóa thức ăn rất nhanh. Vì nó sẽ khó có thể nổi lên nếu mang một lượng lớn thức ăn xung quanh mình.
47. Nọc độc trong một con sứa hộp có thể giết chết 60 người.
48. Mỗi năm, số người chết do sứa gây ra còn nhiều hơn cả số người chết do bị cá mập tấn công.
49. Hầu hết các loài sứa đều trải qua hai giai đoạn phát triển cơ bản. Ở giai đoạn đầu, chúng được gọi là polyp và phát triển bằng cách tạo ra các chồi. Sau đó polyp phát triền thành một con sứa non còn gọi là ephyra. Sau một vài tuần, ephyra trở thành những con sứa trưởng thành hoặc medusa.
50. Sứa hộp là loài độc nhất vô nhị bởi nó có tới 24 con mắt, 4 bộ não hoạt động song song với nhau, và có đến 60 hậu môn. Trong số 24 con mắt của nó thì có 2 mắt có khả năng nhìn thấy màu sắc. Nó cũng là một trong số ít những loài trên thế giới có thể nhìn 360 độ môi trường xung quanh mình.
51. Sinh vật có nọc độc nguy hiểm nhất trong lòng đại dương đó chính là loài sứa hộp.
52. Sứa cũng là một nguyên nhân dẫn tới việc đóng cửa tạm thời một nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản sau khi người ta phát hiện chúng bị mắc kẹt trong hệ thống làm mát của nhà máy này. Người Nhật gọi chúng là Echizen Kurage, trong tiếng Anh là Nomura’s jellyfish.
Loài sứa hộp
53. Trong một tập của bộ phim Friends, một nhân vật đã dùng nước tiểu để giải nọc độc của sứa. Tuy nhiên, các nhà thần kinh học nói rằng việc này chẳng có ý nghĩa gì cả.
54. Nhiều nhà giải phẫu thần kinh cho rằng biện pháp đối phó với nọc độc của sứa là dùng dấm, nước tiểu. Thay vì làm việc đó, điều tốt nhất bạn nên làm khi bị sứa tấn công là nên ra khỏi vùng nước có loài sinh vật này, rửa vùng da bị sứa tấn công bằng nước muối. Nước mặn sẽ làm các tế bào chứa nọc độc tạm ngưng hoạt động. Trong khi nước ngọt sẽ làm nó được kích thích hoạt động trở lại. Và cách tốt nhất để loại bỏ những tế bào độc này trên da là dùng một chiếc thẻ tín dụng cạo lên vùng da đang bị tổn thương.
55. Sứa mà sống ở tầng nước có nhiều ánh sáng mặt trời thường có xu hướng trong suốt, không có màu. Trong khi loài sứa sống ở tầng nước sâu hơn thường có màu đỏ, tím, xanh, vàng hay thậm chí là có sọc.
56. Sứa sinh con theo nhiều cách khác nhau, một số đưa trứng ra ngoài bằng miệng để thụ tinh ngoài. Một số lại thụ tinh trong và nuôi những con sứa con trong miệng của mình cho đến khi nó phát triển đủ lớn để có thể tự tồn tại bên ngoài.
57. Một con robot quân sự hình con sứa đã được tạo ra nhằm mục đích tìm kiếm cứu hộ, làm nhiệm vụ khảo sát. Con robot này sử dụng nhiên liệu hydro và oxy để giúp nó bơi. Vì vậy mà “khí thải” mà nó tạo ra chỉ là nhiệt và nước.
58. Phần thân trên cùng của một con sứa trong giống như một cây nấm được gọi là chuông (bell).
59. Sứa lược là một loài sứa cực kỳ nguy hiểm. Vẻ đẹp cũng như ánh sáng mà nó phát ra mang lại cái chết nhanh chóng cho những sinh vật nằm trong tầm ngắm của nó.
Một con sứa lược
60. Các nhà khoa học đã nghiên cứu một chất kháng độc đối với nọc độc của loài sứa hộp. Tại Úc, ở những khu vực có sứa hộp sinh sống, xe cứu thương cùng chất giải độc để cứu sống người dân luôn ở trong trạng thái sẵn sàng hoạt động.
61. Loài sứa bờm sư tử là một trong số những loài sứa lớn nhất. Nó có xúc tu dài đến 36,6m. Phần thân hình chuông của nó có thể lớn hơn 2.3m. Nó sống ở khắp các đại dương trên toàn thế giới. Thức ăn chủ yếu của nó là cá nhỏ, tôm, và các loài sứa nhỏ khác. Nọc độc của loài sứa này chỉ gây đau đớn nhưng không làm chết người.
62. Cả hai loài sứa thường và sứa hộp đều sử dụng xúc tu của mình để săn mồi. Tuy nhiên, sứa hộp là thợ săn tích cực hơn, chủ yếu là do chúng có mắt, không giống như những loài sứa khác. Hơn nữa, sứa hộp cũng có khả năng bơi lội tốt hơn. Một con sứa hộp có thể bơi với vận tốc lên đến 4 dặm/giờ, nhanh hơn tốc độ bơi của một người bình thường.
63. Tốc độ tấn công của các mũi tiêm chứa nọc độc của sứa cũng thuộc vào top nhanh nhất trong tự nhiên. Tốc độ này còn nhanh hơn cả tốc độ của một viên đạn bắn ra từ nòng súng.
64. Trung bình mỗi năm có một người chết vì sứa hộp tại Úc. Và sứa hộp còn là nguyên nhân gây nên nhiều cái chết hơn, vào khoảng hơn 100 người mỗi năm tại những khu vực khác trên thế giới như Philippines, Indonesia và Thái Lan.
65. Nọc độc của sứa hộp giết người bằng cách “giúp” cho trái tim của chúng ta ngừng đập chỉ trong vòng 2 phút.
Theo khoahoc
Tin cùng chuyên mục
- Người xin việc thật thà 13.06.2024 | 08:58 AM
- Bí quyết giàu nhanh của đàn ông 13.06.2024 | 08:48 AM
- Năm Tân Sửu tìm hiểu những loài trâu quý hiếm 15.02.2021 | 08:00 AM
- Tìm vợ 24.03.2020 | 16:05 PM
- Hổ phụ sinh hổ tử 13.01.2020 | 17:42 PM
- Cô giáo mừng vì trò là con một 09.01.2020 | 10:01 AM
- Chàng trai gặp họa vì được tâng bốc 06.01.2020 | 15:28 PM
- Được rồi, để anh lo! 03.01.2020 | 10:40 AM
- Sửa di chúc 3 lần nhờ bác sĩ 01.01.2020 | 09:19 AM
- Một câu chuyện trong ngày mà em thích 31.12.2019 | 10:08 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh