Nhiều phương án phòng, chống ngập úng
Quản lý 34km sông trục chính, trên 60km sông trục cấp I, hơn 110km sông trục cấp II cùng hàng chục cống dưới đê và trạm bơm phục vụ tưới, tiêu cho trên 11.000ha đất canh tác, do đó để công tác phòng, chống ngập úng đạt hiệu quả, Xí nghiệp KTCTTL Hưng Hà đã chủ động xây dựng phương án và chuẩn bị sẵn sàng máy móc, vật tư, phương tiện bảo vệ lúa và cây màu.
Ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Xí nghiệp cho biết: Hiện nay, các công trình thủy lợi dù đã được đầu tư hỗ trợ song cũng còn nhiều công trình bị xuống cấp chưa được cải tạo, nâng cấp. Bờ vùng, bờ thửa ở một số địa phương chưa được hoàn thiện. Trên một số sông còn một lượng rau bèo khá lớn chưa được giải phóng. Trong khi đó, tình trạng vi phạm lấn chiếm công trình thủy lợi diễn biến phức tạp, điển hình là các vi phạm trên sông Phú Lạc, sông 223, sông 224, sông Việt Yên - Đô Kỳ... làm cản trở việc tiêu úng khi mưa lớn xảy ra. Trước tình hình trên, ngay từ đầu năm 2020, Xí nghiệp đã tiến hành kiểm tra, đánh giá hiện trạng hệ thống các công trình thủy lợi. Tổ chức nạo vét các sông dẫn, tiến hành đánh sa bồi các cửa cống dưới đê. Cùng với đó, Xí nghiệp có chủ trương mở các cống dưới đê dâng nước vào hệ thống sông trục để các HTX thuận lợi cho việc vận hành bơm nước làm mạ và làm đất. Đặc biệt, từ ngày mùng 1 - 20/7 là thời kỳ tập trung cao vừa cấy lúa vừa làm đất nên việc điều tiết nước được Xí nghiệp chỉ đạo sẽ chỉ tiến hành cục bộ theo yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng vùng để không làm ảnh hưởng đến các vùng khác và toàn hệ thống.
Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch UBND xã Điệp Nông (Hưng Hà): Là xã có nhiều nguy cơ bị ngập úng khi mưa to xảy ra, do đó với sự chỉ đạo, hướng dẫn của Xí nghiệp KTCTTL Hưng Hà, địa phương một mặt chủ động xây dựng phương án phòng, chống ngập úng cho cây trồng, mặt khác chỉ đạo HTX tổ chức nạo vét kênh mương, tùy điều kiện cụ thể tiến hành mở các cống tháo nước vào ruộng trũng, khi nước rút tổ chức giữ nước để có nước làm đất phù hợp với tiến độ sản xuất. Trong trường hợp mưa to kéo dài, địa phương sẽ thực hiện nghiêm túc các phương án phòng, chống ngập úng để bảo vệ cây trồng. Ông Lê Tiến Hòa, xã Độc Lập (Hưng Hà) chia sẻ: Năm nào trước khi bước vào sản xuất, địa phương cũng tổ chức nạo vét sông dẫn, kênh mương, khuyến cáo nhân dân thường xuyên thăm đồng, theo dõi dự báo thời tiết nhất là khi có bão, lũ để có phương án chủ động phòng, chống ngập úng, hạn chế thiệt hại do ngập úng gây ra.
Được biết, Xí nghiệp KTCTTL Hưng Hà cũng chỉ đạo các HTX nếu lượng mưa nhỏ hơn 100mm thì chủ yếu thực hiện tiêu tự chảy. Nếu có mưa dưới 150mm vào kỳ triều cường tiêu thuận thì tiêu trọng lực là chủ yếu. Nếu mưa 250mm trở xuống thì tiêu bằng trọng lực là chính, nếu mưa từ 250 - 300mm thì tiêu trọng lực là chính và tiêu động lực kết hợp. Nếu mưa từ 300mm trở lên thì phải đồng thời tiêu cả động lực và trọng lực. Bên cạnh đó, Xí nghiệp cũng đã xây dựng phương án chống úng cho 3 cụm chống úng gồm vùng Tịnh Xuyên - Minh Tân; Lão Khê - Đào Thành; Việt Yên - Trạm Chay. Đối với công tác phòng, chống thiên tai, Xí nghiệp đề nghị các HTX, các địa phương chủ động có phương án phù hợp và chống mọi biểu hiện chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Hiện nay, để bảo đảm phục vụ sản xuất, nhất là việc tiêu thoát nước trong mùa mưa bão, Xí nghiệp KTCTTL Hưng Hà thường xuyên kiểm tra công trình nhằm phát hiện những hư hỏng, đề xuất biện pháp khắc phục, tu bổ sửa chữa kịp thời, bảo đảm an toàn, không để xảy ra sự cố công trình. Chấp hành nghiêm các quy định của cấp trên về vận hành công trình trong mùa lũ, bão; thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật vận hành công trình. Huy động máy móc, nhân lực phối hợp với các địa phương tiến hành giải phóng hàng trăm nghìn mét vuông bèo bồng, vật cản trên các sông trục, sông dẫn. Đồng thời, Xí nghiệp đã xây dựng kế hoạch và được cấp bổ sung các vật tư phục vụ phòng, chống lụt, bão cho các công trình thủy lợi, cống dưới đê, các trạm bơm Hà Thanh, Tịnh Xuyên. Xí nghiệp cũng đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, nhân viên vận hành các trạm bơm. Tổ chức ứng trực thường xuyên tại công trình để điều tiết nước hợp lý, nhất là khi có mưa to xảy ra, nhằm bảo đảm an toàn cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
Mai Thư
Tin cùng chuyên mục
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
Xem tin theo ngày
- Khẩn trương hoàn thành dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh: Thăm, tặng quà đảng viên tiêu biểu, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, người có công, người cao tuổi
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, tặng quà người có công với cách mạng, người cao tuổi và hộ nghèo tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Dự chương trình tết sum vầy với đoàn viên, người lao động huyện Vũ Thư
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất thông qua 11 nghị quyết
- Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thăm, chúc tết tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026
- Gặp mặt chức sắc đại diện các tôn giáo xuân Ất Tỵ năm 2025
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy