Ngành Thú y: 70 năm xây dựng và phát triển
Ở Việt Nam, ngày 11/7/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 125-SL về bài trừ dịch tễ bệnh gia súc. Đây là văn bản pháp lý quan trọng đầu tiên của Chính phủ quy định trách nhiệm của các bộ, chính quyền các cấp, ngành thú y và nhân dân trong phòng, chống dịch bệnh động vật và cũng là nền tảng của hệ thống pháp luật về thú y hiện nay. Ngày 12/7/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 664/QĐ-TTg về việc lấy ngày 11/7 hàng năm là ngày truyền thống ngành thú y.
Trải qua 70 năm (11/7/1950 - 11/7/2020) xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức ngành thú y đã không ngừng cống hiến công sức, trí tuệ, tích cực vun đắp, xây dựng ngành thú y từng bước lớn mạnh và trưởng thành. Cùng với những đóng góp tích cực của ngành thú y cả nước, ngành thú y tỉnh Thái Bình đã khẳng định vai trò, vị trí của công tác thú y đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời động viên, khích lệ đội ngũ những người làm công tác thú y nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất chăn nuôi, bảo vệ đàn vật nuôi, môi trường và sức khỏe cộng đồng, hăng hái thi đua lao động sản xuất, quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Với những đóng góp tích cực, ngành thú y không chỉ thúc đẩy sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trong tỉnh phát triển mà còn chia sẻ, đóng góp những kinh nghiệm quý báu về công tác chỉ đạo, quản lý và phòng, chống dịch bệnh cho ngành thú y cả nước.
Nhờ có sự hỗ trợ đắc lực của ngành thú y, công tác phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh luôn ổn định và hiệu quả. Sản xuất chăn nuôi của tỉnh luôn tăng trưởng mạnh cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng đàn vật nuôi, đồng thời chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thái Bình là một trong những tỉnh có tổng đàn gia súc, gia cầm cao trong cả nước với tổng đàn lợn duy trì trên 1 triệu con, đàn gia cầm từ 12 - 14 triệu con, đàn trâu, bò trên 55.000 con. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi luôn duy trì mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2019 đạt trên 4%/năm; tỷ trọng chăn nuôi chiếm trên 43% giá trị sản xuất nông nghiệp.
Tỷ lệ tiêm phòng các bệnh đỏ cho đàn lợn hàng năm luôn đạt trên 90% so với tổng đàn trong diện tiêm phòng. Ảnh tư liệu
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, ngành thú y luôn thực hiện tốt công tác giám sát, xử lý dịch bệnh với hình thức giám sát chủ động và giám sát bị động, từ đó dự tính, dự báo được nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Mọi diễn biến dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, động vật thủy sản đều được thông tin, cập nhật, xác minh kịp thời, trên cơ sở đó tham mưu, đề xuất với các cấp chính quyền những biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, ngành thú y cũng phát huy sự sáng tạo, đổi mới phương thức hoạt động, cải tiến áp dụng các quy trình, kỹ thuật chuyên môn, thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh nên đã rút ngắn thời gian xử lý các ổ dịch, giảm số gia súc, gia cầm phải tiêu hủy do dịch bệnh, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Nhờ vậy, nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn trâu, bò, lợn, gia cầm đã được thanh toán và khống chế kịp thời. Đặc biệt, thời điểm bệnh dịch tả lợn châu Phi phát sinh và lây lan, ngành thú y đã tích cực tham mưu, đề xuất UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các biện pháp chỉ đạo, giải pháp chuyên môn phù hợp nhằm xử lý dịch bệnh sát, đúng, trúng với thực tiễn chăn nuôi của tỉnh. Nhờ vậy, Thái Bình là một trong những tỉnh sớm khống chế và công bố hết dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi hàng năm luôn đạt kết quả tích cực. Từ năm 2012 đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ trên 20 triệu liều vắc-xin các loại để phòng bệnh cho vật nuôi. Thông qua quá trình hỗ trợ vắc-xin đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về vai trò, tầm quan trọng của công tác tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Tỷ lệ tiêm phòng các bệnh đỏ cho đàn lợn, bệnh lở mồm long móng cho đàn gia súc luôn đạt bình quân 90% so với tổng đàn trong diện tiêm phòng. Công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật được duy trì thường xuyên, nề nếp, góp phần ngăn ngừa dịch bệnh lây lan theo đường vận chuyển và bảo đảm yêu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của tỉnh. Công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý nhà nước trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm, hạn chế thấp nhất tình trạng buôn bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng và chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; đồng thời, thực hiện liên kết với các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc thú y có uy tín, chất lượng cao để cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại thuốc chữa bệnh, vắc-xin tiêm phòng cho gia súc, gia cầm phục vụ sản xuất chăn nuôi trong tỉnh. Công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi luôn được chú trọng thực hiện. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 18.000 công trình biogas xử lý chất thải chăn nuôi không chỉ khắc phục ô nhiễm môi trường mà còn tạo khí đốt góp phần tiết kiệm chi phí, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho những người làm công tác thú y trên địa bàn tỉnh cũng được quan tâm thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới.
Có thể khẳng định, ngành thú y Thái Bình mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn cả về nhân lực và vật lực song với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, đội ngũ làm công tác thú y từ tỉnh tới cơ sở luôn thể hiện vai trò xung kích, thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, là lực lượng nòng cốt tham gia tích cực trong các chiến dịch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản trong thời gian qua. Với những thành tích đạt được, ngành thú y Thái Bình vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1997), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2001), cờ dẫn đầu phong trào thi đua ngành Nông nghiệp năm 2018. Đây là kết quả của sự cống hiến công sức, trí tuệ, đồng cam cộng khổ vượt mọi khó khăn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành thú y Thái Bình qua các thời kỳ, góp phần tô thắm truyền thống ngành thú y Việt Nam.
Phạm Thành Nhương
Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Tin cùng chuyên mục
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
Xem tin theo ngày
- Khẩn trương hoàn thành dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh: Thăm, tặng quà đảng viên tiêu biểu, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, người có công, người cao tuổi
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, tặng quà người có công với cách mạng, người cao tuổi và hộ nghèo tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Dự chương trình tết sum vầy với đoàn viên, người lao động huyện Vũ Thư
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất thông qua 11 nghị quyết
- Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thăm, chúc tết tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026
- Gặp mặt chức sắc đại diện các tôn giáo xuân Ất Tỵ năm 2025
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy