Hợp lực “xóa” ruộng hoang
Cánh đồng Đáy - đồng Phai rộng 15 mẫu là diện tích ruộng của nông dân ở 4 thôn: Hợp Long, Đồng Tiến, Việt Hùng, Việt Cường (xã Việt Thuận). Trên cánh đồng này trước kia hầu hết là ruộng bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. Xen kẹp có một số hộ vẫn duy trì cấy lúa, tuy nhiên chuột và sâu bệnh hoành hành khiến bà con thất thu. Tiếc ruộng bỏ hoang lãng phí, gia đình lại có sẵn máy cày, máy gặt đập, 2 năm gần đây, gia đình ông Trắc, ông Bằng quyết định vận động mượn ruộng của 100% hộ dân để sản xuất lúa. Để có thể sản xuất lúa, anh em ông Trắc, ông Bằng phải tính toán, tiến hành cải tạo lại ruộng, quy hoạch lại bờ vùng, bờ thửa, san ghềnh, lấp trũng để ruộng bằng phẳng, thuận lợi cho tưới tiêu, sản xuất. Tuy vất vả, cực nhọc, nhưng bù lại từ khi đầu tư cấy lúa, ông Trắc, ông Bằng có những vụ sản xuất thành công, năng suất khá. Vụ mùa năm 2020, ông tiếp tục duy trì cấy lúa trên cánh đồng này.
Tổng diện tích lúa mà anh em ông Trắc gieo cấy những năm gần đây thường từ 11 - 13 ha/vụ. Ngoài cánh đồng Đáy - đồng Phai với 15 mẫu là cánh đồng duy nhất “liền canh, liền cư”, toàn bộ diện tích còn lại đều là các ruộng xen kẹp, mỗi thửa vài sào mà các hộ bỏ hoang nằm xen lẫn với ruộng của các hộ khác đang sản xuất rải rác trên các xứ đồng trong xã. Tuy “vụn vặt” nhưng ông Trắc, ông Bằng không ngại sản xuất. Ngoài máy cày, máy gặt đập liên hợp, từ năm 2019, gia đình các ông đã đầu tư mua máy cấy để nâng cao hiệu quả sản xuất. Ông Bùi Đình Bằng chia sẻ, để có thể cấy lúa bằng máy sử dụng mạ khay, anh em ông đã phải học hỏi, tham khảo nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh về kỹ thuật gieo, chăm sóc mạ khay, cấy máy. Vào lúc cao điểm của vụ sản xuất, ngoài 4 lao động chính là vợ chồng ông Trắc và vợ chồng ông Bằng, gia đình các ông thường thuê thêm nhiều lao động hỗ trợ các khâu cày bừa, cấy máy, cấy thủ công ở các chân ruộng trũng, dặm tỉa, thu hoạch, phơi lúa... Việc chăm sóc, phòng, trừ sâu bệnh, đánh bắt chuột bảo vệ hơn chục héc-ta lúa nằm rải rác nhiều xứ đồng không hề đơn giản. Mỗi ngày, 4 lao động chính của gia đình ông Trắc, ông Bằng có mặt ở đồng từ sáng sớm đến tối mịt để kiểm tra đồng ruộng, chăm sóc, bón phân, phun thuốc trừ sâu... Ngoài biện pháp thủ công, gia đình 2 ông nhạy bén áp dụng máy móc kỹ thuật như máy bay phun thuốc trừ sâu để giảm sức lao động. Nhờ tuân thủ nghiêm quy trình, biện pháp kỹ thuật thâm canh nên năng suất lúa của gia đình đạt khá. Vụ xuân vừa qua, gia đình ông Trắc, ông Bằng gieo cấy 10ha lúa giống N97, Đài thơm, năng suất trung bình đạt gần 2 tạ/sào, tổng sản lượng thu về trên 50 tấn thóc. Thóc sau thu hoạch, phơi hong được doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá 9,2 triệu đồng/tấn. Như vậy, gia đình ông Trắc, ông Bằng thu về gần 500 triệu đồng từ diện tích mà nông dân bỏ hoang, trừ chi phí thu lãi hơn 200 triệu đồng.
Đến nay, gia đình ông Trắc, ông Bằng đã đầu tư hầu hết các máy móc, phương tiện hỗ trợ sản xuất nên khá thuận lợi, tuy nhiên, do chưa có máy sấy nên khâu phơi thóc vẫn thực hiện thủ công, vất vả và rủi ro cao khi gặp thời tiết bất thuận. Hai ông dự định sẽ đầu tư mua máy sấy thóc nhằm giảm sức lao động, thuận lợi hơn trong khâu phơi sấy, bảo quản thóc. Khó khăn lớn nhất hiện nay của ông Trắc và ông Bằng trong sản xuất là không có mặt bằng để làm khu vực gieo mạ khay, với số lượng tối thiểu 4.000 - 5.000 khay mạ mỗi vụ. Hai ông rất mong được địa phương, tỉnh, huyện tạo điều kiện hỗ trợ, cho thuê, mượn mặt bằng để sản xuất mạ khay, phục vụ máy cấy.
Ông Bùi Đình Trắc cho biết: Mặc dù là anh em ruột, nhưng để 2 gia đình liên kết với nhau sản xuất lúa thì mọi hạch toán thu, chi phục vụ sản xuất đều phải rõ ràng. Ngoài việc sản xuất của gia đình, tôi còn đảm nhận vai trò Trưởng thôn Việt Hùng nhiều năm qua nên khá bận mải. Bù lại, xong việc xã hội, tôi tận dụng tối đa thời gian, tranh thủ tham gia sản xuất cùng mọi người. Các thành viên khác đều có ý thức trách nhiệm cao tham gia lao động, chăm sóc những mảnh ruộng chung của hai gia đình.
Mạnh dạn, chịu khó, đoàn kết, anh em ông Trắc, ông Bằng đã hợp lực “xóa” ruộng hoang để nâng cao thu nhập cho gia đình, đồng thời tạo việc làm cho gần 10 lao động thời vụ với thu nhập từ 300.000 - 500.000 đồng/người/ngày.
Quỳnh Lưu
Tin cùng chuyên mục
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
Xem tin theo ngày
- Khẩn trương hoàn thành dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh: Thăm, tặng quà đảng viên tiêu biểu, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, người có công, người cao tuổi
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, tặng quà người có công với cách mạng, người cao tuổi và hộ nghèo tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Dự chương trình tết sum vầy với đoàn viên, người lao động huyện Vũ Thư
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất thông qua 11 nghị quyết
- Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thăm, chúc tết tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026
- Gặp mặt chức sắc đại diện các tôn giáo xuân Ất Tỵ năm 2025
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy