Đông Hưng: Chủ động phòng, chống úng bảo vệ sản xuất
Huyện Đông Hưng có 3 vùng úng trũng trọng điểm là Hậu Thượng, Đông Cường, Đô Lương. Ngoài ra, còn có một số vùng úng nhỏ lẻ, có nguy cơ ngập úng khi mưa lớn xảy ra. Hệ thống sông trục của huyện những năm qua đã được đầu tư nạo vét bằng nhiều nguồn vốn bảo đảm năng lực dẫn nước tưới, tiêu. Bên cạnh đó, toàn bộ hệ thống sông cấp 1, 2, 3 trên địa bàn huyện thường xuyên được giải tỏa, thu vớt bèo bồng nên cơ bản thông thoáng. Toàn huyện có 6 trạm bơm, công suất trên 57.000m3/giờ, trong đó có 2 trạm bơm chống úng qua đê là trạm bơm Hậu Thượng và trạm bơm Cống Lấp; 67 cống tiêu, trong đó có 8 cống dưới đê, 59 cống nội đồng, phục vụ tiêu nước cho trên 50.000ha (bao gồm cả diện tích lúa, rau màu, thủy sản và khu dân cư). Hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn đã được duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp trước mùa mưa bão, đáp ứng khả năng tiêu nước bằng động lực khi có mưa to để chống ngập úng trong đồng.
Ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi huyện cho biết: Trước mùa mưa bão năm nay, Xí nghiệp phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, tu bổ, sửa chữa các cống, trạm bơm tiêu úng, bảo dưỡng toàn bộ hệ thống thiết bị công trình phục vụ tiêu úng mà đơn vị quản lý. Chủ động tổ chức nạo vét, khơi thông dòng chảy bảo đảm tiêu nước nhanh nhất khi có mưa lớn xảy ra. Xây dựng và triển khai phương án tiêu nước cho toàn bộ hệ thống cụ thể, sát thực tế, đặc biệt là các vùng úng trọng điểm. Thực hiện phòng, chống úng ngập theo phương châm “4 tại chỗ”, tiêu nước theo 2 hướng tự chảy và bằng động lực. Theo dõi dự báo thời tiết, dựa vào con nước và tình hình phát triển cây trồng để sử dụng hình thức tiêu nước hợp lý, tận dụng tối đa việc tiêu nước tự chảy. Phân công cán bộ phụ trách từng vùng úng, từng công trình thủy lợi lớn, sẵn sàng vận hành tiêu úng khi có lệnh, kịp thời xử lý tình hình nếu có mưa bão xảy ra.
Để bảo đảm cấp đủ điện liên tục cho các trạm bơm bơm chống úng, ngay từ đầu mùa mưa bão năm nay, Điện lực Đông Hưng đã tổ chức kiểm tra các đường dây, các trạm biếp áp do đơn vị quản lý, khởi động vận hành thử các trạm bơm chống úng, khắc phục ngay nếu có tồn tại.
Ông Nguyễn Thành Chung, Giám đốc Điện lực Đông Hưng cho biết: Đơn vị đã tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 cho toàn thể cán bộ, nhân viên, lập và triển khai phương án cấp điện phòng, chống lụt, bão, chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng. Tổ chức phát quang hành lang lưới điện cao áp, hạ áp; thi công hoàn thiện xong phương án sửa chữa chống quá tải cho đường dây 400V và phối hợp với các tổ điện địa phương xử lý triệt để các tồn tại trên lưới điện hạ áp. Đơn vị cũng đã cử 3 đội, mỗi đội 16 người ứng trực tại 3 địa điểm là xã Đông Động, Thăng Long và tại văn phòng Điện lực Đông Hưng sẽ ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Cùng với đó, các địa phương trên địa bàn huyện cũng làm tốt công tác tiêu úng bảo vệ sản xuất cho bà con. Vùng úng trọng điểm Hậu Thượng có diện tích trũng là trên 1.600ha của các xã Hồng Bạch, Hồng Việt, Hồng Giang.
Ông Nguyễn Duy Thịnh, Chủ tịch UBND xã Hồng Bạch cho biết: Xã thường xuyên phối hợp với xã Hồng Việt và xã Hồng Giang, Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi huyện tổ chức nạo vét các sông dẫn để nước từ vùng úng này có thể tiêu thoát nhanh nhất ra sông. Do vùng tiêu có diện tích lớn nên cả 3 xã đều chú trọng công tác khoanh vùng khép kín để việc tiêu úng đạt hiệu quả. Những năm gần đây, đặc biệt là từ đầu mùa mưa đến nay nhờ làm tốt việc tiêu úng nên mặc dù Hậu Thượng là vùng trũng nhất so với các vùng úng trọng điểm của huyện nhưng không xảy ra thiệt hại lớn về lúa, cây màu do mưa lớn kéo dài.
Ông Vương Đức Hằng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hưng cho biết: Huyện đã chỉ đạo Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi vận hành các cống dưới đê theo đúng quy trình đóng mở cống và lệnh của cấp trên. Các địa phương kiện toàn, hoạt động hiệu quả ban chỉ đạo phòng, chống úng; thường xuyên tổ chức ra quân thu dỡ vật cản, giải tỏa các tụ điểm lấn chiếm, cản trở dòng chảy, kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình vi phạm. Khi có mưa xảy ra ngập úng khẩn trương huy động mọi lực lượng, nguồn lực tiêu úng kịp thời bảo vệ sản xuất. Bên cạnh đó, tăng cường thông tin về tình hình mưa bão trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân, các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động đề phòng nhằm bảo đảm sản xuất và đời sống nhân dân.
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật
- Diễn đàn thanh niên phát triển kinh tế xanh, bền vững
- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Thái Bình năm 2024
- Lễ phát động “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Gặp mặt truyền thống kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam
- UBND tỉnh: Tiếp tục nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Khoa học - động lực cho phát triển
- Năm 2024, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước tăng 7,32%