Niềm vui khoai tây được mùa, được giá
Tiếng máy thu hoạch khoai tây trên cánh đồng thôn Hữu, xã Mê Linh giòn tan hòa với tiếng cười nói của hàng chục nông dân đang nhanh tay thu hoạch khoai tây xua tan đi cái lạnh, khiến không khí ngày mùa trở nên sôi động. Năm nay là năm thứ hai gia đình chị Vũ Thị Hoa, thôn Hữu liên kết với HTX DVNN xã Mê Linh trồng 18ha khoai tây. Nhìn cánh đồng bát ngát màu xanh của lá khoai, màu vàng của củ khoai và hàng chục nhân công đang hăng say nhặt và phân loại khoai, khẩn trương đưa lên điểm tập kết cân cho thương lái khiến chúng tôi không khỏi vui mừng khi sự liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp và nhà nước đã và đang mang lại hiệu quả cho chính người nông dân.
Chị Vũ Thị Hoa, thôn Hữu, xã Mê Linh cho biết: Khi thấy nhiều hộ không trồng vụ đông, tôi tiếc nên đã liên kết với HTX DVNN xã trồng khoai tây vừa tranh thủ thời gian đất rảnh giữa 2 vụ lúa, tăng thu nhập cho gia đình vừa tạo việc làm trong lúc nông nhàn cho bà con. Xưa trồng thủ công thì vất vả chứ giờ phần lớn các công đoạn như làm đất, lên luống, làm hốc, thu hoạch... đều làm bằng máy vừa giảm chi phí, nhân công vừa nhanh, lại năng suất hơn. Chỉ có công đoạn chăm sóc khoai, nhặt củ khoai là phải thuê 30 - 40 nhân công làm. Liên kết với HTX mình chỉ việc đăng ký diện tích, nhận, kiểm tra giống và kiểm tra, quản lý khi thu hoạch, còn lại các khâu đều do HTX trực tiếp làm, khoai tây sau thu hoạch HTX cũng bao tiêu với giá cao. Năm ngoái chỉ bán được 7.000 - 8.000 đồng/kg, năm nay giá gần gấp đôi, từ 12.000 - 14.000 đồng/kg. Vụ khoai tây năm ngoái và năm nay tôi đều liên kết với HTX và thấy rất hiệu quả.
Vụ đông năm nay, xã Mê Linh trồng trên 25ha khoai tây ưa lạnh (tăng 5ha so với vụ đông năm 2019). Vài năm nay, để bảo đảm thời vụ, khắc phục tình trạng thiếu lao động, HTX DVNN xã đã đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng phục vụ bà con trồng khoai. Vì vậy, từ một xã “trắng” khoai tây, vài năm nay nông dân xã Mê Linh đã tích cực mở rộng diện tích, trở thành xã có diện tích trồng khoai tây ưa lạnh nhiều thứ hai của huyện, chỉ sau xã Trọng Quan.
Ông Nguyễn Tiến Bộ, Phó Giám đốc HTX DVNN xã cho biết: HTX đứng ra thuê máy về làm đất, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, cung ứng giống chất lượng và bao tiêu luôn nông sản cho bà con. Khi đưa cơ giới hóa vào thì giảm nhiều công lao động, tăng năng suất, kịp thời động viên, khuyến khích xã viên mở rộng diện tích hàng năm.
Xã Trọng Quan - “thủ phủ” trồng khoai của huyện Đông Hưng những ngày này không khí rất nhộn nhịp. Năm nay, cùng với việc khuyến khích xã viên tập trung trồng 30ha khoai tây ưa lạnh, HTX còn liên kết với Trạm Khuyến nông huyện trồng thử nghiệm 2ha khoai tây siêu bi, trồng theo hướng thủy canh để lấy giống chất lượng cung ứng cho bà con trồng vụ sau. Đến nay, khoai tây Trọng Quan đang cho thu hoạch, dự kiến mỗi sào thu được 5 - 6 tạ củ với giá cao như hiện nay người nông dân thu được gần 5 triệu đồng/sào.
Bà Phạm Thị Hạt, thôn Vinh Hoa phấn khởi cho biết: Khoai tây dễ trồng, việc làm đất đã có máy, chúng tôi chỉ việc đặt khoai giống theo luống, máy đi theo lấp đất luôn. Nước HTX phục vụ chu đáo. Vụ khoai năm nay đầu vụ đất ướt hơi khó trồng nhưng vẫn năng suất, giá lại cao hơn năm ngoái tới 4.000 - 5.000 đồng/kg. May là năm nay có tiền bán khoai tây chứ do Covid-19 công việc của các con bị ảnh hưởng, thu nhập giảm.
Ông Trần Minh Bằng, Giám đốc HTX DVNN xã Trọng Quan khẳng định: Nông dân Trọng Quan năm nay có một vụ đông toàn thắng, có hộ trồng nhiều thu được 60 triệu đồng. Để phát triển cây vụ đông, nhất là cây khoai tây, Trọng Quan sẽ từng bước quy hoạch theo vùng, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho bà con.
Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện Đông Hưng đã thu hoạch được trên 350ha trong tổng số 450ha khoai tây trồng chủ yếu ở các xã Trọng Quan, Mê Linh, Hồng Giang, Phú Châu, Hồng Bạch. Theo đánh giá của bà con nông dân, vụ khoai tây năm nay được mùa lại được giá. Giá trị thu nhập của khoai tây trên 1 đơn vị diện tích gấp khoảng 3 lần so với cấy lúa. Để tiếp tục khuyến khích bà con nông dân mở rộng diện tích trồng cây khoai tây cùng với các cơ chế hỗ trợ giống, phân bón, các cấp, các ngành cần liên kết với doanh nghiệp để đưa khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất nhằm tăng năng suất, giảm ngày công, mang lại hiệu quả cao cho người nông dân, khắc phục tình trạng “được mùa mất giá”.
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX năm 2024 cho 36 thanh niên xuất sắc tiêu biểu
- Thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 21-KL/TW
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật
- Diễn đàn thanh niên phát triển kinh tế xanh, bền vững
- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Thái Bình năm 2024
- Lễ phát động “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Gặp mặt truyền thống kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam
- UBND tỉnh: Tiếp tục nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng