Xuân về trên những mô hình chuyển đổi ở Phú Lương
Được tận mắt ngắm vườn hoa cúc trải rộng, đủ màu đang khoe sắc và những luống quất quả to vàng mọng, hoa nở thơm ngát nằm ngay cạnh con đường liên xã khó ai có thể hình dung được rằng trước đây nơi này là những mảnh ruộng cấy lúa kém hiệu quả, ruộng bỏ hoang.
Chủ nhân của vườn hoa đẹp đó là ông Mai Trọng Kê, thôn Duyên Phú, xã Phú Lương. Từ năm 2016, ông Kê đã mạnh dạn chuyển đổi gần 1 mẫu ruộng cấy lúa kém hiệu quả sang trồng hoa cúc, quất, hòe, rau màu các loại. Trong đó, 3 sào ông chuyên canh 4 vụ cúc/năm. Để hoa cúc nở đúng dịp Thanh minh, tết Đoan Ngọ, rằm tháng bẩy và tết Nguyên đán, không chỉ chọn giống hoa tốt, chất lượng cao, 2 bố con ông Kê còn thường xuyên có mặt tại vườn cúc chăm bẵm, vun xới cho cây.
Ông Kê cho biết: Tôi mua giống cúc pha lê về trồng, sau trồng phải che lưới, tưới bằng phân NPK và phải thắp điện liên tục 2 tháng (tháng 8 - tháng 10). Hoa cúc đang nở rất đẹp, năm nay được giá, bán tại vườn được 2.000 - 3.000 đồng/bông. Với khoảng 3,7 vạn hoa cúc, tết năm nay gia đình ông Kê cũng thu được gần 100 triệu đồng. Ngoài hoa cúc, ông Kê còn trồng hàng chục gốc quất phục vụ tết, hàng trăm gốc hòe, rau các loại… Theo đánh giá của ông Kê thì mô hình chuyển đổi này hiệu quả gấp 3 - 4 lần trồng lúa, giúp gia đình ông thoát nghèo vườn lên làm giàu chính đáng.
Cùng với hoa, nhiều gia đình ở vùng ven đê, ven sông của xã Phú Lương đã chọn trồng đào trên những mảnh vườn tạp, mảnh ruộng trồng lúa năng suất thấp. Cây đào nhiều năm nay đã trở thành một trong những cây chủ lực làm giàu của hàng chục hộ dân nơi đây; trong đó có gia đình anh Nguyễn Trọng Động, thôn Duyên Trang Đông.
Anh Động cho biết: Tôi trồng đào đã hơn chục năm nay. Trên diện tích 5 sào, tôi trồng 500 gốc đào rừng, trong đó 100 gốc năm nay đã bán được và 400 gốc mới trồng; 100 gốc đào thế, 400 gốc đào nhỏ. Đến giờ tôi đã bán đi được trên 50% gốc đào trong vườn, giá bán cao nhất 5 - 6 triệu/cây, còn những cây đào nhỏ giá 400.000 - 500.000 đồng/cây. So với năm ngoái giá năm nay có giảm nhẹ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 song hiệu quả vẫn cao hơn gấp nhiều lần trồng lúa.
Vườn đào của anh Nguyễn Trọng Động, thôn Duyên Trang Đông, xã Phú Lương mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng.
Đây chỉ là 2 trong hàng chục người dân ở xã Phú Lương đã chuyển đổi thành công mô hình cấy lúa kém hiệu quả sang trồng hoa cây cảnh phục vụ thị trường tết.
Ông Nguyễn Trọng Thành, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Phú Lương cho biết: Đến nay, xã Phú Lương đã chuyển đổi được gần 10ha đất màu và đất 2 lúa kém hiệu quả, trong đó có 4ha trồng đào, trồng hoa, cây cảnh. Thu nhập bình quân của các hộ chuyển đổi đạt trên 100 triệu đồng trở lên/hộ/năm. Cá biệt có hộ chuyển đổi đạt 150 - 200 triệu đồng/năm. Để có được kết quả trên, những năm qua, Phú Lương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, lựa chọn cây giống phù hợp để phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Bên cạnh đó, HTX Dịch vụ nông nghiệp xã còn tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, đưa các giống cây mới vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng. Đồng thời, thực hiện lồng ghép các chương trình khuyến nông để hỗ trợ cây giống, vật tư phục vụ sản xuất; tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển đối với các hộ nông dân... Nhờ vậy, nhiều hộ đã đổi mới tư duy, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, đa dạng các loại cây trồng, xây dựng các mô hình kinh tế theo hướng chuyên canh, đa canh, ứng dụng khoa học, kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Ngoài chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, một số hộ dân còn khai thác vùng đất bãi ven sông để trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xã hướng dẫn và quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi của bà con, bảo đảm đúng luật, nghiêm cấm việc chuyển đổi tràn lan, tự phát.
Với những chủ trương hợp lý cùng cách làm hiệu quả, xã Phú Lương đang đạt được những thành công trong chuyển đổi, đa dạng hóa cây trồng, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quả trong phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần tạo thu nhập ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân.
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX năm 2024 cho 36 thanh niên xuất sắc tiêu biểu
- Thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 21-KL/TW
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật
- Diễn đàn thanh niên phát triển kinh tế xanh, bền vững
- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Thái Bình năm 2024
- Lễ phát động “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Gặp mặt truyền thống kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam
- UBND tỉnh: Tiếp tục nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng