Khẩn trương phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò
Ổ dịch VDNC đầu tiên phát sinh tại một hộ chăn nuôi bò tại thôn Nguyệt Giám, xã Minh Tân (Kiến Xương). Sau khi tiếp nhận thông tin, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kiến Xương đã nhanh chóng xác minh tình hình dịch bệnh, kiểm tra lâm sàng và tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh. Khi mẫu bệnh phẩm có kết quả dương tính với vi rút gây bệnh VDNC, huyện Kiến Xương đã khẩn trương thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên địa bàn.
Đồng chí Đỗ Xuân Khu, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: UBND huyện đã tập trung chỉ đạo công tác khoanh vùng dập dịch, tổ chức phun hóa chất tiêu độc, khử trùng khu vực công cộng, hộ chăn nuôi có bò ốm và khu vực xung quanh; đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh VDNC trên đàn trâu, bò và các tổ giúp việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Chỉ đạo xã Minh Tân rà soát, nắm bắt, giám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn, tổ chức cho hộ chăn nuôi có bò ốm ký cam kết quản lý chặt chẽ đàn bò, không được giết mổ, bán chạy, không cho tiếp xúc với vật nuôi của các hộ xung quanh. Yêu cầu các xã, thị trấn rà soát tổng đàn, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Qua kiểm tra, theo dõi đến nay trên địa bàn huyện chưa phát hiện thêm trâu, bò nghi mắc bệnh VDNC.
Hiện nay, tổng đàn trâu, bò toàn tỉnh ước đạt hơn 57.000 con. Tính đến ngày 4/3, trên địa bàn tỉnh phát sinh dịch bệnh VDNC trên trâu, bò tại 10 hộ chăn nuôi thuộc 6 xã của 5 huyện gồm: Kiến Xương, Tiền Hải, Hưng Hà, Thái Thụy, Quỳnh Phụ. Trước tính chất phức tạp của dịch bệnh, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 708/UBND-NNTNMT ngày 2/3/2021 về việc tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh VDNC trên đàn trâu, bò.
Dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò 1. Dấu hiệu nhận biết: Bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò là bệnh do virus gây ra, đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là trâu, bò mắc bệnh có biểu hiện sốt cao, hình thành các nốt sần hình tròn, chắc và nhô cao có đường kính từ 2 - 5cm trên da, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt. Các nốt sần lớn có thể bị hoại tử, cuối cùng là xơ hóa và tồn tại trong vài tháng, để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn. 2. Để phòng bệnh hiệu quả, người chăn nuôi cần áp dụng đầy đủ, đồng bộ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học: - Chỉ chọn mua con giống ở những cơ sở giống được cấp phép, an toàn dịch bệnh, có uy tín, con giống khỏe mạnh và có giấy kiểm dịch của cơ quan thú y. Không mua bán, vận chuyển, giết mổ trâu, bò và sản phẩm trâu, bò không rõ nguồn gốc, trâu, bò ốm hoặc nghi mắc bệnh. - Trâu, bò mua về phải nuôi cách ly từ 2 - 3 tuần để theo dõi, xử lý khi trâu, bò có biểu hiện bất thường và ngăn chặn dịch bệnh lây lan. - Kiểm soát tốt hoạt động ra vào khu vực chăn nuôi gồm con giống, người chăn nuôi, khách tham quan, thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, sản phẩm và chất thải chăn nuôi, động vật khác... - Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi, thu gom phân rác, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc khử trùng từ 1 - 2 lần/1 tuần; đồng thời phun thuốc tiêu diệt ruồi, muỗi, ve, mòng... thường xuyên. - Cho trâu, bò ăn thức ăn, nước uống sạch đầy đủ và phù hợp theo lứa tuổi. - Bổ sung khoáng chất, vitamin để chống stress cho trâu, bò khi thời tiết thay đổi đột ngột, sau khi vận chuyển hoặc khi tiêm vắc-xin. - Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của đàn trâu, bò. Khi có trâu, bò ốm nghi mắc bệnh viêm da nổi cục thì báo ngay cho cán bộ thú y và làm theo hướng dẫn, tuyệt đối không bán chạy. |
Thanh Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
Xem tin theo ngày
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Gặp mặt cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Lê Quý Đôn
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng