Thứ 5, 26/12/2024, 08:41[GMT+7]

Một số biện pháp cần thực hiện khi thu hoạch lúa xuân và lưu ý khâu làm đất, xử lý rơm rạ vụ mùa năm 2021

Thứ 5, 10/06/2021 | 08:28:33
2,050 lượt xem
Vụ mùa, nếu khâu làm đất, xử lý rơm rạ không tốt, rơm rạ chưa kịp phân hủy rất dễ gây hiện tượng nghẹt rễ ngộ độc hữu cơ cho lúa mùa sau cấy, làm lúa sinh trưởng, phát triển chậm đầu vụ mà cuối vụ rất dễ bị nhiễm bệnh bạc lá gây giảm năng suất lúa. Do vậy, cần thực hiện một số biện pháp sau:

Ảnh minh họa.

- Giai đoạn chuyển vụ từ lúa xuân sang lúa mùa thời gian rất ngắn nên cần khẩn trương thu hoạch lúa xuân, theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”; thu hoạch đến đâu đưa nước vào làm đất vùi sâu rơm rạ đến đó, giữ nước trên ruộng, tránh làm mất lấm. Nên rắc 10 - 15kg vôi bột/sào, kết hợp với một số chế phẩm sinh học. Để giúp phân hủy nhanh rơm rạ, các chất hữu cơ, tạo chất mùn làm tơi xốp đất, bổ sung các chất dinh dưỡng và vi sinh vật cần thiết, tăng cường độ phì của đất, tăng cường khả năng chống chịu, đặc biệt làm hạn chế hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho lúa mùa.

- Lưu ý: Sau thu hoạch không được đốt rơm rạ sẽ gây ô nhiễm môi trường và tiêu diệt các vi sinh vật có ích, làm cho đất chai cứng, làm mất cân bằng sinh thái ruộng lúa... Nên sử dụng các chế phẩm xử lý rơm rạ hoặc phân vi sinh để xử lý trong quá trình làm đất, như chế phẩm Sumitri, AT-YTB, phân vi sinh...

+ Cách sử dụng: Ví dụ đối với chế phẩm xử lý Sumitri mỗi sào dùng 1 gói (125 gam) hoặc với chế phẩm AT-YTB sử dụng ít nhất 100 gam/sào, sau đó trộn đều với cát sạch, rắc đều trên mặt ruộng ngay trước hoặc sau khi lồng dập rạ (lưu ý ruộng phải có nước), sau đó giữ nước 7 - 10 ngày rồi tiến hành bừa cấy.

- Đối với phân vi sinh hoặc các chế phẩm xử lý rơm rạ khác sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Làm ruộng cấy: Trước khi bừa cấy, cần giữ mực nước hợp lý và bón các loại phân NPK chuyên lót cho lúa. Sau đó bừa kỹ, trang phẳng mặt ruộng chờ lắng bùn rồi cấy.

Trung tâm khuyến nông Thái Bình

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày