Nâng cao giá trị sản xuất lúa gạo
Vụ mùa năm nay được đánh giá là có nhiều điều kiện thuận lợi bởi lúa xuân thu hoạch sớm hơn 5 - 7 ngày so với dự kiến, giúp giảm áp lực về mặt thời gian, thời vụ cho vụ mùa; nhu cầu về lúa gạo sẽ tăng cao, đặc biệt trong phân đoạn thị trường gạo chất lượng cao và nguyên liệu cho chế biến; các chính sách về liên kết tiêu thụ sản phẩm đã được HĐND tỉnh ban hành cho cả giai đoạn 2021 - 2025 là điều kiện để thu hút các doanh nghiệp tập trung liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Trên cơ sở nhận định kết quả sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2021 có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm đời sống người dân, xây dựng nông thôn mới và là bệ đỡ của nền kinh tế, ngành Nông nghiệp và các địa phương đang tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao giá trị sản xuất lúa gạo, trong đó có việc tổ chức thực hiện các mô hình thí điểm nâng cao giá trị sản xuất lúa.
Ông Đinh Vĩnh Thụy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Khi năng suất lúa đạt ngưỡng kịch trần ở cả vụ xuân và vụ mùa, để nâng cao giá trị trong sản xuất lúa cần giảm chi phí đầu vào bằng việc đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ kỹ thuật; hình thành các vùng sản xuất, tạo khối lượng sản phẩm lớn, ổn định về sản lượng và chất lượng, tạo dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu sản phẩm.
Với định hướng đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các huyện, khảo sát, lựa chọn xây dựng thí điểm các vùng sản xuất lúa chất lượng cao, lúa giống, lúa hữu cơ quy mô cấp xã ở 6 huyện: Đông Hưng, Kiến Xương, Tiền Hải, Thái Thụy, Vũ Thư, Quỳnh Phụ ngay ở vụ mùa năm 2021.
Theo đó, mô hình hỗ trợ xây dựng hệ thống phần mềm quản lý đồng ruộng, nhật ký số đồng ruộng; bỏ bờ ngăn, từng bước bỏ bờ thửa để tăng quy mô ruộng, tiết kiệm đất, thuận lợi các khâu cơ giới hóa, tạo sự tin tưởng của nông dân khi giao ruộng cho HTX điều hành. Lựa chọn các giống lúa chất lượng cao phù hợp với thổ nhưỡng, áp dụng quy trình thâm canh cải tiến và giảm phát thải khí nhà kính. Mô hình cũng chú trọng nâng cao năng lực cho các HTX nông nghiệp trong thực hiện và điều hành các khâu dịch vụ; hỗ trợ thành lập HTX kinh doanh lúa gạo; hỗ trợ thiết bị sấy, xay xát, đóng gói, máy sấy, bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc; xây dựng chỉ dẫn địa lý bằng việc gắn kết sản xuất lúa gạo của địa phương với du lịch trải nghiệm, du lịch tâm linh...
Ông Phạm Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND huyện Thái Thụy cho biết: Huyện có khoảng 200ha có thể cho thu hoạch rươi. Tuy mang lại giá trị kinh tế cao nhưng việc nuôi rươi mới chỉ dừng lại ở khoanh vùng tự nhiên có rươi sinh sống, đào đắp bờ bao, kênh mương, cửa cống để chủ động tháo nước, rửa bãi, lấy giống. Việc tác động kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất rươi còn hạn chế. Được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn triển khai mô hình cấy lúa hữu cơ kết hợp nuôi rươi tại 3 xã: Thụy Việt, Hồng Dũng, Thụy Ninh với diện tích 133ha, chúng tôi đã họp bàn, triển khai tới các xã. Huyện cũng đang xem xét hỗ trợ thành lập HTX, xây dựng sản phẩm OCOP với con rươi.
Nếp bể là giống lúa cổ truyền, có chất lượng cao được người dân xã Duy Nhất (Vũ Thư) gieo cấy từ nhiều năm qua. Gạo nếp bể chủ yếu được bán cho thương lái và tích trữ để sản xuất rượu.
Ông Nguyễn Tống Thìn, Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Thư cho biết: Giống lúa nếp bể được người dân xã Duy Nhất tự để giống, gieo cấy lâu đời trên vùng đất có gắn với di tích chùa Keo. Tuy có lợi thế về địa lý, chất lượng gạo ngon song chưa xây dựng được thương hiệu gạo phù hợp để quảng bá hình ảnh nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Việc xây dựng nhãn hiệu tập thể gạo nếp chùa Keo theo mục tiêu mô hình do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai được người dân đồng thuận cao. Chúng tôi mong muốn tỉnh hỗ trợ nâng cao công suất máy bơm ở trạm bơm tiêu, phục vụ tốt tưới, tiêu vùng triển khai mô hình.
Mô hình được kỳ vọng nâng cao mức lãi trong sản xuất lúa đạt 42 - 55 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2 lần so với hiện tại; tạo sản phẩm lúa gạo có nguồn gốc xuất xứ, an toàn thực phẩm và đủ điều kiện tham gia cạnh tranh, hội nhập quốc tế; thay đổi tư duy của nông dân về thị trường và hội nhập quốc tế với chính sản phẩm nông nghiệp.
Ngân Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
Xem tin theo ngày
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Gặp mặt cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Lê Quý Đôn
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng